Máy bay có thể lượn khoảng cách bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển ?

0 13

Từ sự việc máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130 Việt Nam rơi . Nhiều đọc giả quan tâm máy bay có thể lượn khoảng cách bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển ?

Truyền thông Việt Nam ngày 6-11 đưa tin, máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130 thuộc Trung đoàn Không quân 940 do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau trong quá trình tổ chức bay huấn luyện tại sân bay Phù Cát (Bình Định) đã gặp sự cố và rơi máy bay

Đến 0h ngày 7-11, đội cứu hộ đã tìm thấy cả hai phi công và giải cứu an toàn

Chiều ngày 8-11 , Chiếc máy bay Yak-130 được tìm thấy tại tiểu khu 428, VQG Yok Đôn, cách buôn Đrăng Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk 

Nhiều đọc giả quan tâm máy bay có thể lượn khoảng cách bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển ?. Chẳng hạn do hết nhiên liệu, động cơ bị hư hỏng do cháy, do va chạm chim trời, do tắt nghẽn van bơm nhiên liệu, … ?

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như sức gió, hướng gió, độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí, độ cao máy bay đang bay, thiết kế của máy bay, tải trọng máy bay, góc máy bay đang bay như đang cất cánh hoặc hạ cánh, kinh nghiệm phi công, … Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết một máy bay chở khách khi mất kiểm soát hòan toàn động cơ, ở độ cao 10km và với phi công có kinh nghiệm, trong điều kiện tối ưu có thể lượn thêm được quãng đường 160km

Một thông số để đánh giá khả năng máy bay có thể lượn bao xa nếu chết động cơ đó là hệ số lượn hay tỉ lệ lượn được đo bằng khoảng cách lượn với độ cao đang bay – Glide Ratio : Range Travelled / Altidtue . Chẳng hạn chiếc máy bay hạng nhẹ Cessna 172 có tỉ lệ lượn là 9:1 . Điều này có nghĩa là khi ở độ cao 1.000m, trong điều kiện lý tưởng, không chở người đi kèm, .. và đang bay ngang mặt đất, máy bay có thể lượn đi được quãng đường 9.000m khi động cơ không hoạt động

Ngược lại, chiếc Boeing 747 lại có hệ số lượn là 17:1 . Đó là do máy bay này có thiết kế cánh rất dài và cánh máy bay rất rộng. Khi ở độ cao 10km và không chở người hay hàng hóa, máy bay có thể lượn đi được quãng đường 170km khi động cơ không hoạt động

Máy bay Cessna 172 có thể lượn bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển ?. Hệ số lượn là 9:1 - Cessna 172 with gilde ratio : 9:1
Máy bay Cessna 172 có thể lượn bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển ?. Hệ số lượn là 9:1 – Cessna 172 with gilde ratio : 9:1

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng máy bay có thể lượn bao xa nếu động cơ hoàn toàn mất điều khiển đó chính là tốc độ và yếu tố góc bay, đó là máy bay đang hạ cánh hay cất cánh. Các máy bay thông thường kể cả máy bay chở khách hay máy bay chiến đấu đều có tốc độ hạ cánh trong khoảng 220-350km/h . Chẳng hạn máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet có tốc độ hạ cánh khoảng 250km/h , máy bay Boeing 737 có tốc độ hạ cánh 220 – 260 km/h

Ngày 15/1/2009, chiếc máy bay Airbus 320 với số hiệu 1549 của US Aairway cùng 150 hành khách và phi hành đoàn 5 người sau khi cất cánh đã va trúng đàn chim bay và làm hư cả 2 động cơ chính ở độ cao 853m với tốc độ 370km/h vào lúc 15:27:11′S. au khi va chạm, động cơ bị ngưng hoạt động, phi công chính Sullenberger cùng cơ phó Jeffrey Skiles đã cố gắng và thành công để điều khiển máy bay lượn vòng và đáp an toàn xuống dòng sông Hudson vào lúc 15:30:38′ ở tốc độ 277km/h cách sân bay 7.2km. Toàn bộ phi hành đoàn cùng hành khách đều an toàn rời máy bay . Hai phi công Sullenberger cùng cơ phó Jeffrey Skiles cùng phi hành đoàn được vinh danh là những anh hùng và sự kiện trên được gọi là “kỳ tích trên sông Hudson” – Miracle on the Hudson

Máy bay Airbus 320 của US Airways Flight 1549 và "kỳ tích trên sông Hudson" - Airbus 320 jetliner US Airways Flight 1549 and Miracle on the Hudson
Máy bay Airbus 320 của US Airways Flight 1549 và “kỳ tích trên sông Hudson” – Airbus 320 jetliner US Airways Flight 1549 and Miracle on the Hudson

Một yếu tố ảnh hưởng khác đó chính là thiết kế dạng máy bay. Thông thường các máy chiến đấu được thiết kế cánh chéo hoặc dạng tam giác để giảm sức cản không khí và tăng độ nhanh nhẹn. Do đó, mẫu thiết kế này sẽ không có tỉ lệ lượn cao như các máy bay chở khách vốn có thiết kế cánh nằm ngang. Chẳng hạn máy bay chiến đấu F-16 chỉ có hệ số lượn 6:1 trong khi máy bay chở khách Boeing 767 lại có hệ số lượn 20:1

Leave A Reply

Your email address will not be published.