Philippines mua tên lửa chống hạm Brahmos của Ấn Độ – Philippines buys Brahmos missile

0 229

Philippines đã xác nhận việc đặt mua tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos của Ấn Độ theo hợp đồng trị giá 375 triệu USD – Philippines buys Brahmos missile

Ngày 14 tháng 1, bộ quốc phòng Philippines chính thức xác nhận việc Philippines mua tên lửa Brahmos của Ấn ĐộPhilippines buys Brahmos missile. Điều này giúp Philippines trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua tên lửa Brahmos vốn là sản phẩm liên doanh giữa Nga và Ấn Độ

Tháng 12 năm 2021, truyền thồng Philippines đưa tin cho biết, bộ quốc phòng Philippines đã được cấp ngân sách nhằm tăng cường khả năng quân sự. Trong đó, điều ưu tiên được đặt ra là khả năng chống hạm từ hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ và lực lượng máy bay trực thăng đa nhiệm

“Nhiều quốc gia trên thế giới không thể mua được công nghệ quốc phòng của phương Tây”, Rajeev Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ, nói. “Ấn Độ vừa thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng, vừa hướng tới xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia như vậy”.

Tên lửa chống hạm BrahMos là một trong những tên lửa hiện đại nhất của Ấn Độ, được sản xuất theo thỏa thuận liên doanh với Nga. Tên lửa xuất khẩu có tầm bắn 290km và đạt tốc độ Mach 3, tương đương 1km/giây.

Ấn Độ đã nâng cấp tên lửa Brahmos để trang bị cho cả 3 đơn vị quân đội, gồm lục quân, không quân và hải quân. Philippines là quốc gia nước ngoài đầu tiên ký hợp đồng mua tên lửa Brahmos.

Các tên lửa Brahmos được Ấn Độ sản xuất trong nước có tầm bắn 500km hoặc lớn hơn. Tên lửa có thể bay sát mặt nước, chỉ 10 mét. Lucio Blanco Pitlo III, nhà nghiên cứu ở Manila, nói thỏa thuận là “động thái mới của Philippines nhằm hợp tác với các đối tác quốc phòng để nâng cao năng lực phòng thủ trên biển và ven bờ.

Philippines đã quan tâm đến tên lửa chống hạm Brahmos từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên kế hoạch trang bị tên lửa này bị tạm dừng do sự bùng phát của dịch COVID-19. Và đến năm 2022, Philippines mới ký kết hợp đồng trang bị vũ khí này. 

Việc Philippines mua tên lửa Brahmos có thể đánh dấu việc cạnh tranh vũ trang trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2009, các quốc gia khu vực này đã nỗ lực tìm kiếm vũ khí để nâng cao khả năng quốc phòng sau khi Trung Quốc công bố đường biên giới trên biển theo bản đồ đường 9 đoạn trên biển Đông mà Trung Quốc gọi là vùng biển Hoa Nam

Leave A Reply

Your email address will not be published.