Mỹ phát triển vũ khí siêu vượt tầm xa LRHW, CPS và HCSW missile

0 257

Quân đội Hoa Kỳ sẽ có Vũ khí Siêu thanh Tầm xa (Long-Range Hypersonic Weapon – LRHW) , CPS và HCSW để tấn công Nga trong trường hợp xảy ra xung đột – Us LRHW missile

Dự án Vũ khí Siêu thanh Tầm xa (Long-Range Hypersonic Weapon – LRHW)  này được giữ bí mật trong quá trình phát triển, lần duy nhất nó được đề cập là trong tài liệu ngân sách do Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 2/2020. Theo đó, LRHW đã hoàn tất thử nghiệm kết cấu khí động học và trải qua một đợt bay thử trước khi chuyển cho lục quân Mỹ để tiếp tục đánh giá.

Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa siêu thanh LRHWLRHW missle được phóng từ các vị trí trên Thái Bình Dương có thể đánh trúng các mục tiêu ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines và Trung Quốc. Loại vũ khí mới được lên kế hoạch phóng thẳng từ các container có cả chức năng vận tải lẫn chức năng phóng được lắp đặt trên xe kéo. Việc thử nghiệm tên lửa đã được lên kế hoạch thực hiện vào năm 2023 và nếu thành công, LRHW sẽ sớm được trang bị. Phát ngôn viên lục quân Mỹ cho biết.

“Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) có thể tiến công mục tiêu ở khoảng cách trên 2.775 km”, 

Nhà báo Mỹ Mizokami lưu ý rằng Vũ khí Siêu thanh Tầm Xa LRHW có khả năng di chuyển nhanh gấp 17 lần tốc độ âm thanh và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách ít nhất 2.776 km. Như vậy, nếu nó được phóng ở tầm xa tối đa, ví dụ như ở các căn cứ Mỹ ở châu Âu, thì cũng chỉ mất khoảng 8 phút là bay tới Nga. Tầm bắn này vượt xa mọi vũ khí trong biên chế lục quân Mỹ hiện nay, trong đó tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn xa nhất là ATACMS chỉ có thể đánh trúng đích ở khoảng cách 300 km.

“Đối với tên lửa LRHW, ngay cả Nga với hệ thống tên lửa S-500 cũng sẽ không được bảo vệ an toàn gì hơn so với Trung Quốc. Từ châu Âu, chẳng hạn như từ London, vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW có thể tấn công các mục tiêu ở phía đông, đến tận Moscow” 

Với tầm bắn trên 2.775 km cho phép bệ phóng tên lửa LRHW đặt tại đảo Guam có thể bắn tới nhiều mục tiêu của đối thủ trong khu vực dù các nước đồng minh châu Á không cho phép Mỹ đặt LRHW trên lãnh thổ của mình.

Theo kế hoạch, hệ thống tên lửa LRHW sẽ được thử nghiệm vào năm 2023. Hệ thống sẽ được lắp trên xe tải, mỗi đội sẽ gồm 4 xe tải kiêm nhiệm chức năng vận tải, hệ thống dựng đứng và hệ thống phóng . Mỗi xe tải sẽ mang 2 tên lửa LRHW.

Điều trở ngại đối với tên lửa LRHW đó chính là việc cần khoảng không gian lớn . Bãi phóng cần gần sân bay để có thể vận chuyển tên lửa đến và phóng tên lửa đi. Việc vận chuyển tên lửa trên đường gồ ghề cũng được cho là sẽ làm hỏng tên lửa . Các quốc gia như Philippine vốn có địa hình phức tạp được đánh giá là không thích hợp triển khai tên lửa LRHW

Hiện tại, Nga và Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua tên lửa siêu vượt âm. Tuy nhiên, với hệ thống tên lửa LRHW, Mỹ tin rằng sẽ nhanh chóng quay lại đường đua và thậm chí vượt qua Nga và Trung Quốc

Ngoài LRHW của Lục quân, tên lửa Conventional Prompt Strike (CPS) của Hải quân Mỹ và Hypersonic Conventional Strike Weapon (HCSW) của Không quân Hoa Kỳ cũng có các chỉ số tương tự, do đều sử dụng đầu đạn với block siêu âm Common Hypersonic Glide Body (C-HGB), có khả năng cơ động theo quỹ đạo không thể đoán trước đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.

Hệ thống Vũ khí Siêu vượt âm Tầm xa (LRHW) cũng như tên lửa Conventional Prompt Strike (CPS) của Hải quân Mỹ và Hypersonic Conventional Strike Weapon (HCSW) của Không quân Hoa Kỳ đều được cho là sẽ vượt quá mọi hệ thống tên lửa đánh chặn kể cả hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometheus

Leave A Reply

Your email address will not be published.