T-72 xe tăng chủ lực hiệu quả nhất trong chiến tranh lạnh

0 540
Xe tăng T-72 – T-72 tank của Liên Xô cũ là xe tăng chủ lực được ưa chuộng và được trang bị nhiều nhất trong các quốc gia thời Liên Xô cũ trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Ra đời từ thập niên 1970, xe tăng T-72 đã trở thành dòng xe tăng đáng sợ nhất lục địa Á – Âu thời đó với bảng thành tích khiến những xe tăng hiện đại nhất hiện nay cũng phải ghen tị.
Tuy rằng hay bị nhiều người so sánh với xe tăng M1 Abram và bị đánh giá rằng là 1 chiếc xe tồi trong chiến tranh vùng vịnh lần 1, người ta dường như quên rằng T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 2 trong khi M1 là xe thế hệ 3. Bản thân T72 ra đời năm 1971 trong khi M1 ra đời năm 1980, cách nhau gần 1 thập kỉ, khó có thể so sánh M1 vs T72, M1 chỉ được so sánh với T80 và mẫu T90 sau này mà thôi
Một lưu ý nữa, phần lớn T72M Iraq đều bị tiêu diệt bởi trực thăng AH64, máy bay cường kích A10 và tên lửa tầm xa TOW trên xe bọc thép M2, tức là chúng bị tiêu diệt ở tầm rất xa trên 8km, khi chưa kịp chạm chán xe tank Liên quân, số lượng T72 bị xe tank liên quân (gồm M1, Challenger, M60) tiêu diệt hầu như rất ít được ghi nhận, chỉ có 1 trận đánh duy nhất có ghi nhận rõ là trận đánh 73 hướng đông (Battle of 73 Easting) nhưng phần lớn xe tank liên quân tiêu diệt các loại T55, Type 69 rất ít ghi nhận tiêu diệt trực tiếp T72, thông qua đấu tank, tuy nhiên trận đánh này cũng có sự hỗ trợ của AH-64, cũng có 1 số ghi nhận T72M Iraq đã bắn trúng và loại khỏi vòng chiến 1-2 M1 Abram, nên việc liên quân Mỹ tuyên bố xe tank của họ tiêu diệt 1000 T72 trong chiến tranh Iraq hoàn toàn không chắc chắn chính xác, bởi số lượng T72 Iraq tính tới năm 1990 còn không đủ 1000 chiếc
Trở lại thời điểm thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi mà phương Tây còn đang loay hoay với pháo nòng xoắn và giáp thép đơn thuần, Liên Xô tiếp tục đưa xe tăng lên một tầm cao mới với dòng T-64.
Vì thế mà Đề án 172 ra đời, kế thừa những đặc điểm nổi trội ở xe tăng T-64. Đề án 172 sau này được đổi tên thành T-72, chiếc xe tăng được sản xuất nhiều thứ nhì sau Thế chiến 2, chỉ kém T-54/55.
Thời điểm này, các loại xe tăng tương đương của phương Tây như M60, Chieftain, Leopard chủ yếu sử dụng pháo 105mm nòng xoắn hoặc cùng lắm là 120mm nòng xoắn, có độ xuyên thấp do khả năng bắn đạn dưới cỡ kém hơn pháo nòng trơn của T-72.
Nó tích hợp quá nhiều công nghệ tiên tiến như pháo 125mm nòng trơn, giáp phức hợp, hệ thống nạp đạn tự động. Tuy vậy do động cơ khó sản xuất, T-64 thời gian đầu chỉ có thể sản xuất ở 1 số nhà máy.
Giáp của chúng cũng chỉ là thép thông thường, trong khi các phiên bản sau của T-72 trang bị giáp phức hợp, nhẹ hơn nhưng khả năng chống đạn cao hơn rất nhiều. Điều này không chỉ là trên lý thuyết mà thực tế đã chứng minh sức mạnh của T-72 đến đâu…
Nỗi khiếp sợ của phương Tây những năm 1970
Dù rằng là niềm tự hào của bộ đội tăng thiết giáp Liên Xô, T-72 lại được sử dụng lần đầu trong chiến đấu bởi quân đội Syria.
Phiên bản mà Syria mua được từ Liên Xô là loại T-72M, vốn đã bị cắt giảm tính năng, bỏ giáp phức hợp, tức là giảm thiểu rất nhiều khả năng bảo vệ, không có hệ thống nhìn đêm và điều khiển hỏa lực tiên tiến… dù vậy, T-72M vẫn đủ để làm phương Tây phải thán phục.
Trong cuộc chiến tranh Li băng năm 1982, T-72 liên tiếp đương đầu với các xe tăng M-60A1 và Merkava Mk1 hiện đại của Israel vốn đều là xe tăng thế hệ 2 giống đối thủ của nó.
Tuy vậy, pháo L7 105mm, 1 trong những pháo mạnh nhất của phương Tây khi đó không thể xuyên nổi lớp giáp trước của tháp pháo T-72.
Theo nguồn từ phía Nga, 1 chiếc T-72M của Syria thậm chí có đến 10 vết đạn 105mm trên tháp pháo nhưng không có bất kì phát nào xuyên nổi. Hi vọng duy nhất của Israel khi đó là các tên lửa TOW vốn chỉ có thể xuyên qua phần giáp ở thân xe vốn mỏng hơn.
Trong khi đó, các xe tăng của Israel liên tiếp bị T-72 tiêu diệt. Kết thúc cuộc chiến Li băng, Tổng thống Syria đã ca ngợi T-72 là xe tăng tốt nhất thế giới, chỉ có 11 chiếc bị bắn cháy bởi tên lửa TOW.
Khả năng của T-72M tiếp tục được chứng minh trong cuộc chiến 8 năm giữa quân đội Iran và Iraq. Các xe tăng M60 và Chieftain của Iran gần như bị tàn sát hàng loạt bởi T-72.
Đặc biệt là trong trận đánh tại Barsa, toàn bộ các xe tăng của Iran bị tiêu diệt, trong khi Iraq không mất một chiếc T-72 nào. Pháo L7 105mm và tên lửa TOW do phương Tây sản xuất tiếp tục tỏ ra vô dụng khi bắn vào giáp trước của tháp pháo T-72.
Trong suốt 8 năm chiến tranh, chỉ có 60 chiếc T-72 bị tiêu diệt. Cả 2 bên đều thừa nhận, T-72 là chiếc xe tăng đáng sợ nhất. Saddam Hussein đã quyết định sản xuất biến thể T-72 của riêng mình mang tên Sư tử Babylon.
Tuy vậy, đây là loại tăng rất kém cỏi, tồi hơn của T-72M xuất khẩu của Liên Xô cho Syria và Iraq.
Con quái vật T-72 chỉ chịu bị khuất phục khi phương Tây cho ra đời các xe tăng thế hệ tiếp theo như M1 Abram và Challenger 2.
Trong cuộc chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất, khả năng chiến đấu kém cỏi cùng với sự lạc hậu về vũ khí đã khiến quân đội Iraq bị đánh tơi bời. Các xe tăng T-72M và biến thể do Iraq sản xuất không thể địch nổi M1 Abram của Mỹ.
Điều này là dễ hiểu do T-72M của Iraq, vốn đã bị cắt giảm tính năng về giáp, hỏa lực. Đạn pháo nó sử dụng vốn đã bị Liên Xô loại biên từ năm 1973. Nó cũng không có giáp composite lẫn giáp phản ứng nổ ERA. Thiếu hẳn hệ thống đo khoảng cách laser và hệ thống hồng ngoại nhìn đêm, tầm bắn chỉ giới hạn 500-1000m so với M1A1, Challenger khi đó lên tới >2000m và hệ thống hỗ trợ hỏa lực tự động cân bằng pháo tốt hơn, ngay cả T72B của LX cũng không so sánh được, chỉ có thể so sánh với các mẫu đắt tiền hơn là T80, T90 sau này
Ngày nay T-72 tiếp tục tham gia nhiều cuộc chiến khác ở Trung Đông và Đông Âu, dù đã rất cũ, dễ dàng bị các loại súng và tên lửa chống tăng đời mới tiêu diệt, T-72 vẫn tỏ ra mạnh mẽ, bền bỉ.
Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục nâng cấp T-72 và thậm chí còn mua với số lượng lớn như Venezuela, Iraq…biến T-72 trở thành loại xe tăng có số lượng biến thể nhiều nhất trong lịch sử.
Lý do đơn giản là nó chứa đựng trong mình quá nhiều công nghệ của các xe tăng hiện đại dù ra đời đã gần nửa thế kỷ nên tiềm năng hiện đại hóa rất dồi dào.
Nguồn tổng hợp

Leave A Reply

Your email address will not be published.