So sánh máy bay Su-30MKV Việt Nam và J-10 Trung Quốc

0 1,594

Máy bay chiến đấu Su-30MKV là các máy bay chủ lực của không quân Việt Nam. Máy bay J-10 là máy bay chiến đấu nhiều nhất của Không quân Trung Quốc. Chúng ta cùng so sánh máy bay Su-30MKV Việt Nam và J-10 Trung Quốc – Vietnam Su-30MKV vs China Chengdu J-10

Không quân Việt Nam đang sử dụng 36 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKV. Đây là phiên bản biến cải từ Su-30MK2 được chỉnh sửa để có thể mang theo vũ khí chống hạm. Chữ “V” là phiên bản biến cải dành cho Việt Nam, giống như phiên bản của Ấn Độ là Su-30MKI, của Malaysia là Su-30MKM, …

Năm 2003, Việt Nam mua 4 chiếc máy bay Su-30MKV đến năm 2009, Việt Nam mua thêm 8 chiếc và năm 2010 mua thêm 12 chiếc. Đến năm 2013, Việt Nam tiếp tục mua thêm 12 chiếc với theo hợp đồng trị giá khoảng 800 triệu Usd.

Các máy bay Su-30MKV Việt Nam là những máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nặng, có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như đánh chặn, yểm trợ mặt đất, chống hạm, .. và được xem là vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ

Tuy có nhiều máy bay ra đời sau và hiện đại hơn như máy bay J-11 , máy bay J-16, máy bay J-20 , máy bay J-31, … nhưng các máy Chengdu J-10 hiện chiếm tỉ lệ đông đảo nhất trong lực lực máy bay chiến đấu của Không Quân Trung Quốc. Máy bay J-10 Trung Quốc do Tập Đoàn Thành Đô của Trung Quốc tự thiết kế sản xuất. Đây là kiểu máy bay chiến đấu hạng nhẹ được đánh giá thuộc thế hệ thứ 4 được Trung Quốc sản xuất nhằm có thể cạnh tranh với các máy bay cùng thế hệ của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Falcon hay Su-27 Flanker , MIG-29 Fulcrum của Nga. Đến năm 2018, đã có khoảng 350 chiếc máy bay J-10 được triển khai thành 120 phi đội. Tất cả đều sử dụng động cơ Salyut AL-31FN của Nga

Từ khi bắt đầu biên chế máy bay J-10 vào năm 2002, đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần cải tiến và nâng cấp máy bay chiến đấu J-10 thành các phiên bản hiện đại hơn là  máy bay J-10B vào năm 2008 với Radar Mảng Pha Điện Tử Thụ Động – Passive Electronically Scanned Array (PESA) , Radar điều khiển hoả lực có thể theo dõi và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, thiết bị dò tìm và bắt bám mục tiêu – Infrared Search and Track (IRST), …

Đến năm 2013, Trung Quốc tiếp tục nâng cấp máy bay J-10 thành phiên bản máy bay J-10C với Radar Mảng Pha Điện Tử Chủ Động – Active Electronically Scanned Array (AESA) , động cơ thế hệ mới Thái Hằng – WS-10 Taihang hỗ trợ Vector đẩy do Trung Quốc tự phát triển

Khi so sánh máy bay Su-30MKV Việt Nam và máy bay J-10 Trung Quốc, có thể thấy đây là 2 kiểu tương đối khác nhau . Máy bay Su-30MKV là máy bay chiến đấu hạng nặng 2 chổ ngồi, giống như máy bay F-15 Eagle của Mỹ với mục đích giành ưu thế trên không , tầm tác chiến xa, thời gian bay lâu do đó kích thước to hơn gần 50% so với máy bay J-10 . Còn máy bay J-10 là máy bay chiến đấu hạng nhẹ giống máy bay F-16 Falcon có tầm bay ngắn, trọng lượng nhẹ, mang ít vũ khí hơn, chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp

Máy bay J-10 được các chuyên gia quân sự đánh giá là bước nhảy vọt khi lần đầu tiên Trung Quốc có thể tự sản xuất và biên chế hàng loạt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 với chi phí sản xuất thấp, bảo trì, bảo dưỡng thấp, … Từ đó làm nền tảng để phát triển các máy bay hiện đại hơn là J-11, J-11B, máy bay thế hệ thứ 5 là J-20, J-31

Máy bay Su-30MKV chiếm ưu thế ở hạng mục cơ động do được sử dụng động cơ Vector đẩy, đa dạng vũ khí, thời gian bay lâu. Tuy nhiên, kích thước lớn nên dễ bị phát hiện từ xa hơn J-10. Bên cạnh đó, giá thành cao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao nên Việt Nam hiện tại chỉ biên chế được 36 chiếc

Xét về vũ khí, tên lửa R-77 trên máy bay Su-30MKV và tên lửa PL-12 trên máy bay J-10 là ngang nhau, đều có tầm bắn 70-100km. Xét về Radar, thiết bị điện tử, N001VEP radar trên máy bay Su-30MKV vượt trội so với máy bay J-10 , kém hơn Rarar PESA máy bay J-10B và thua hẳn máy bay J-10C do Radar Mảng Pha Điện Tử Chủ Động – Active Electronically Scanned Array (AESA) trên J-10C là hiện đại hơn nhiều

Ưu thế lớn nhất của Su-30MKV đó chính là cự ly tác chiến và thời gian bay lâu hơn. Do đó có thể tấn công mục tiêu xa căn cứ hơn gần gấp đôi so với máy bay J-10. Máy bay J-10 bị hạn chế về cự ly nhưng lại đông hơn hẳn về số lượng và có ưu thế hơn về Radar trên máy bay J-10B và J-10C

Máy bay Su-30MKV Việt Nam Máy bay Chengdu J-10 Trung Quốc
Nước sản xuất Nga Trung Quốc
Năm sản xuất 1998 2002
Chiều dài 21.9m 15.49m
Sải cánh 15.3m 9.75m
Chiều cao 5.9m 5.43m
Trọng lượng cất cách tối đa 34.500Kg 19.270Kg
Radar N001VEP radar Radar PESA trên máy bay J-10B

Radar AESA trên máy bay J-10C

Vũ khí
Pháo 2 khẩu pháo 30mm Gsh-30-01, tốc độ bắn 1.800 phát / phút 1 khẩu pháo 23mm, tốc độ bắn 3.600 phát / phút
Tên lửa không đối không Tên lửa không đối không tầm trung , R-77, R-73 , tầm ngắn R-27, tên lửa không đối hạm Kh-31, bom Tên lửa không đối không tầm trung Pl-11, PL-12 , tầm ngắn PL-8, tên lửa chống hạm YJ-9K, bom
Tốc độ tối đa ~Mach 2 : 2.120km/h Mach 2
Tầm bay 3.000km khi tuần tra 1.850km khi tuần tra và 550km khi chiến đấu
Chi phí mỗi giờ bay 23.000 Usd 4.800 Usd
Giá thành 65 triệu Usd 27,4 triệu usd
Số lượng đang triển khai 36 chiếc Ít nhất là 350 chiếc
So sánh giữa Su-30MKV và J-10A trên tạp chí hàng không AVIATION
Tác chiến từ xa 8.6 /10 7.5 /10
Vũ khí 87.5 /10 7.5 /10
Hệ thống điều khiển bay 8.2/10 8.0 /10
Cơ động 9.7 /10 8.6 /10
Mức tiêu thụ nhiên liệu 76km/100L 23km/100L
Đánh giá chung Hoàn hảo – Excellent Rất tốt – Very good

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.