Chiến thuật Nga và Ukraine trong cuộc chiến ở mặt trận Donbass – Russian tactics in Russia Ukraine war

0 11

Đã hơn 1 năm kể từ khi Nga mở lại cuộc tấn công ở mặt trận phía Donbass. Sau đây là bài phân tích về chiến thuật Nga lẫn Ukraine ở mặt trận Donbass trong cuộc chiến Nga Ukraine – Russian tactics in Russia Ukraine war

Ukraine vừa rút lui khỏi 2 thị trấn Selydove và Hrynk. Đây là chiến thuận của phía Ukraine. Đó là cố gắng cầm cự để gây thiệt hại tối đa cho phía Nga và sau đó rút lui để không bị bao vây và tránh bị thiệt hại nặng. 

Nga đã mở cuộc tấn công ở phía Donbass với mục tiêu chính là đánh chiếm thị trấn then chốt Avdiivka và cuộc tấn công này đã kéo dài hơn 1 năm. Thành quả của Nga là chiếm được 1 loạt thị trấn như Marinka, Krasnohorivka, Vuhledar, Ocheretyne, Ukrainsk, Novohrodivka, Hrodivka … Tuy nhiên, đó đều là các thị trấn mà Nga chiếm được sau nhiều đợt tấn công kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Quân Ukraine đều đã cầm chân Nga trong thời gian dài trước khi rút đi để tránh bị tiêu diệt toàn bộ và những thị trấn mà Nga chiếm được đều là các thị trấn chết và đổ nát hoàn toàn

Vậy chiến thuật Nga trong cuộc chiến Nga Ukraine ở mặt trận Donbass là gì ?

Đầu tiên, đó là phá hủy toàn bộ các công trình trên mặt đất lẫn dưới đất như nhà ở, trường học, rừng cây chung quanh,… các công sự, chiến hào, …. Nga đã phá hủy toàn bộ bằng hỏa lực hạng nặng của pháo binh, tên lửa chiến thuật, … các đợt ném bom bằng máy bay, … Đặc biệt, Nga đã không ngần ngại sử dụng bom nhiệt áp và đặc biệt là bom hạng nặng FAB được mệnh danh là Cha của Các Loại Bom (Father of all Bombs) . Đây là những quả bom FAB-500, FAB-1500 và khủng khiếp hơn cả chính là những quả bom FAB-3000 M54 có chiều dài 3.3m và đường kính 820mm. Chúng có khả năng mang theo 1.370Kg thuốc nổ mạnh khi nổ sẽ sức hủy diệt khủng khiếp trong bánh kính gần 800m. Những quả bom FAB-3000 này được đánh giá là vũ khí phá hủy khủng khiếp nhất trong các loại vũ khí thông thường và chỉ xếp sau vũ khí nguyên tử

Về thiết kế, bom FAB là những trái bom được lắp thêm hệ thống cánh bay và đuôi định hướng và hệ thống dẫn đường cho phép máy bay có thể thả bom cách xa mục tiêu 50-70km và bom sẽ tự bật hệ thống định hướng và lao xuống mục tiêu nên còn được gọi là bom lượn

Yuri Ihnat – một binh sĩ Ukraine đã kể ở mặt trận Avdiivka trước khi thị trấn này thất thủ vào cuối tháng 2

“Quân Nga đã sử dụng ở đây hon 250 trái bom lượn các loại chỉ trong 28 giờ mà chúng tôi không có gì chống lại”

Để đối phó lại bom lượn của Nga, Ukraine có quá ít các tên lửa phòng không tầm trung mà chỉ có các tên lửa phòng không vác vai có tầm bắn trong khoảng 15km. Do đó không thể với tới các máy bay Nga có thể thả bom lượn từ cự ly 50-70km.

Sau khi tàn phá mọi công trình trên mặt đất hoặc ẩn dưới lòng đất. Nga sẽ xua quân tấn công bằng lực lượng bộ binh được yểm trợ bằng lượng lớn xe tăng và xe bọc thép và bất chấp mọi thiệt hại. Thống kê chỉ riêng mặt trận ở khu vực Pokrovsk cho đến hết ngày 31/5/2024, Nga đã mất ở đây 1258 phương tiện chiến tranh. Trong đó có 398 xe tăng và 892 xe bọc thép. Lưu ý rằng đây là thiệt hại được thống kê bằng hình ảnh hoặc video thấy được. Điều này cho thấy con số thiệt hại thực tế của Nga còn lớn hơn nhiều

Tổn thất Nga trong cuộc chiến Nga Ukraine - Russian losses in Russia Ukraine war
Tổn thất Nga trong cuộc chiến Nga Ukraine – Russian losses in Russia Ukraine war

Với chiến thuật Nga trong cuộc chiến Ukraine cũng như ở mặt trận Donbass là dựa vào hỏa lực mạnh và liên tục tấn công bất chấp thiệt hại . Còn chiến thuật Ukraine vốn biết rõ họ thua thiệt về hỏa lực, quân số, … nên dựa tối đa vào địa thế như vị trí điểm cao như ở Tchasiv Yar , có đường sông bao quanh như sông Mokri Yali làm chiến hào tự nhiên ,… nhằm gây thiệt hại tối đa cho đối phương và rút lui khi tình thế hiểm nghèo chứ không tử thủ như ở Bakhmut trước đây

Theo các chuyên gia phân tích, chiến thuật Nga tuy có thể chiếm được thêm lãnh thổ nhưng cái giá phải trả quá lớn. Nền kinh tế Nga đã chuyển vào tình trạng thời chiến, thiệt hại về nhân mạng binh sĩ, vũ khí, … đã khiến Nga phải cầu viện Iran và Triều Tiên. Iran đã gửi cho Nga hàng chục ngàn tên lửa đối đất, rocket , UAV các loại. Triều Tiên đã gủi Nga hàng triệu viên đạn pháo và gần đây đã gửi 12.000 quân đến tác chiến ở Ukraine. Điều này đã giúp Nga bớt căng thẳng về quân số, đạn pháo, rocket , … Tuy nhiên, Nga đang đối mặt với sự thiếu hụt về xe tăng, xe bọc thép, pháo, dàn phóng tên lửa…. 

Các thống kê từ các nhà phân tích quân sự Clement Molin cho biết. Đầu năm 2021, quan sát bằng mắt cho thấy Nga có khoảng 6.336 xe tăng các loại và 16.211 xe bọc thép các loại. Tuy nhiên, những tổn thất nặng nền trên chiến trường Ukraine đã khiến cho đến tháng 10 năm 2024, chỉ còn khoảng 55% xe tăng và 54% xe bọc thép của Nga  còn hoạt động nhưng phần lớn là trong tình trạng tồi tệ

Điều này cũng tương tự với pháo binh, tên lửa và dàn phóng rocket. Đầu năm 2021, Nga có khoảng 21.280 dàn pháo , tên lửa và rocket các loại. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2024, chỉ còn khoảng 9.006 thiết bị tức chỉ còn 48%

Tất nhiên, Nga vẫn có khả năng sản xuất xe tăng, xe bọc thép, pháo, tên lửa, … để bù đắp phần nào thiệt hại. Tuy nhiên, do cấm vận của phương Tây nên các xe tăng, xe bọc thép … Nga sản xuất đã thiếu các thiết bị điện tử hiện đại vốn phần lớn do phương Tây cung cấp nên số lượng có thể sản xuất hầu như không đáng kể hoặc chỉ có khả năng bù đắp phần nhỏ

Chiến thuật của Nga và chiến thuật Ukraine sắp tới

Nga vẫn còn có khả năng dồn lính và thiết bị tốt nhất của họ để tấn công vào 1-2 khu vực nào đó của Ukraine. Tuy nhiên, càng xa biên giới, sự dàn trải sẽ càng mỏng và Nga sẽ khó kiểm soát những nơi vừa chiếm đóng

Chiến thuật Ukraine trong cuộc chiến Nga vẫn sẽ tiếp tục chiến thuật dựa vào các phòng tuyến, lợi thế địa lý, .. để phòng thủ và gây thiệt hại tối đa cho quân Nga. Ukraine vẫn có khả năng mở các cuộc phản công bất ngờ như ở Kursk vào tháng 8 hoặc ở Toretsk vào vài ngày trước 

Nhà phân tích quân sự Clement Molin lẫn Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đều có chung nhận định rằng tiềm năng nhân lực và nguồn vũ khí của Nga không phải vô tận. Nga vẫn có thể duy trì cuộc chiến nhưng quy mô các cuộc tấn công sẽ không còn như đỉnh điểm những ngày đầu cuộc chiến vào năm 2022 hay đầu năm 2023 và Nga sẽ cạn kiệt hoàn toàn vũ khí vào giữa năm 2026 nếu không có sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Iran và Triều Tiên và cuộc chiến Nga Ukraine có thể chấm dứt sớm hay muộn sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả bầu cử Mỹ vào tháng 11 sắp tới

Leave A Reply

Your email address will not be published.