Tên lửa đạn đạo RT-23 Molodets trên xe lửa – SS-24 Scalpel autonomous ballistic missile

0 221

Đoàn tàu Molodets với hệ thống tên lửa đạn đạo RT-23 Molodets trên xe lửa – SS-24 Scalpel autonomous ballistic missile on train – từng là nỗi kinh hoàng của nước Mỹ cho đến khi chúng được phá hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân

Đó là đoàn tàu không số, hoàn toàn giống như những đoàn tàu chở hàng thông thường khác, nhưng không ai được biết bên trong của đoàn tàu này lại là các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Đó là các Tên lửa đạn đạo RT-23 Molodets trên xe lửa – SS-24 Scalpel autonomous ballistic missile với đầu nổ chứa đầu nổ con, mỗi đầu nổ con có sức công phá 550 kt và có khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau

Tên lửa đạn đạo RT-23 Molodets được NATO định danh là tên lửa đạn đạo SS-24 Scalpel do tập đoàn BZhRK thiết kế và phát triển trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 3 năm 1977. Tên lửa được thử nghiệm lần đầu vào ngày 26 tháng 10 năm 1982 nhưng gặp thất bại và đến lần thử nghiệm vào tháng 12 năm 1982 thì đã thành công

Tên lửa SS-24 Scalpel bao gồm 3 phiên bản, phiên bản SS-24A và SS-24B được phóng từ hầm chứa. Riêng phiên bản SS-24V là đáng sợ nhất vì chúng là các tên lửa đạn đạo RT-23 Molodets trên xe lửaSS-24 Scalpel autonomous ballistic missile on train, được chứa trong các container và đặt trên các toa xe lửa . Mỹ gọi đoàn tàu Molodets là “đoàn tàu ma” vì gần như không thể phân biệt được đâu là đoàn tàu ma trong số hàng trăm đoàn tàu trên các tuyến đường sắt của Liên Xô.

Giám đốc viện bảo tàng phòng không Yuri Knutov cho biết : “Dự án đoàn tàu hạt nhân được Liên Xô khởi động từ năm 1969. Tính đến năm 1989, Liên Xô đã sở hữu được 3 sư đoàn tên lửa đặc biệt, mỗi sư đoàn có 4 đoàn tàu, tổng số có 36 bệ phóng”.

Đoàn tàu Molodets đặt trọn nước Mỹ vào trong tầm ngắm, bởi tổ hợp này sở hữu tên lửa đạn đạo, liên lục địa có tầm bắn đạt 10.500 km. Bám theo mạng lưới đường sắt quốc gia, tổ hợp Molopdets có thể cơ động mang theo tên lửa đến bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Liên Xô và thực hiện vụ phóng, sau đó lại bí mật «hòa tan» vào những đoàn tàu. Ngay từ thời điểm đó, Liên Xô đã có thể chế tạo tên lửa có đầu đạn tách ra khỏi tên lửa đẩy, đây là loại vũ khí độc, lạ và đầy uy lực. Mỹ coi tổ hợp hạt nhân Molodets là một loại vũ khí phục thù.

Với “đoàn tàu ma”, Liên Xô có thể thực hiện đòn đánh hạt nhân phủ đầu, và đòn đáp trả mạnh mẽ. Mỹ muốn chế tạo một tổ hợp tương tự Molodets của Liên Xô nhằm có khả năng phóng các tên lửa hạt nhân mà không bị theo dõi. Tuy nhiên, các nỗ lực của Mỹ đều thất bại

Giám đốc Yuri Knutov cho biết thêm: “Mỹ muốn chế tạo hệ thống đường hầm cho những đoàn tàu tên lửa, hệ thống này có vài cửa ra để thực hiện các vụ phóng. Qua tính toán, kết quả cho thấy chi phí để thực hiện dự án là quá sức đối với Mỹ. Mỹ chuyển sang phiên bản tương tự Molodets trên mặt đất. Toan tính này sau đó cũng không thể thực hiện. Mỹ không thể giải quyết được bài toán công nghệ quá phức tạp, bài toán đó là: phóng tên lửa đạn đạo, liên lục địa từ bất kỳ một điểm dừng nào trên hệ thống đường sắt”.

Theo đánh giá của Bộ Quốc Phòng Mỹ, đến tháng 9 năm 1991, Liên Xô sở hữu 90 tên lửa RT-23 Molodets và các xưởng lắp ráp tên lửa đều đặt ở Ukraina. Sau khi Liên Xô tan rã, việc sản xuất tên lửa RT-23 Molodets bị đình chỉ. Sau khi hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân được ký kết, 45 trong số 46 hầm phóng tên lửa ở Ukraina bị phá hủy, còn 1 hầm phóng được cải tạo làm điểm tham quan. Các đầu đạn được gửi về Nga để tháo gỡ. 

Riêng các đoàn tàu tên lửa RT-23 Molodets cũng bắt đầu bị giảm dần. Đến tháng 8 năm 2005, chỉ còn lại 15 đoàn tàu và đến tháng 4 năm 2008, trung tướng Nikolay Solovtsov – chỉ huy lực lượng Tên Lửa Chiến Lược Nga tuyên bố giải tán đoàn tàu tên lửa RT-23 Molodets cuối cùng

Thông số kỹ thuật tên lửa SS-24 Scalpel

  • Chiều dài : 23.3m
  • Chiều dài thân tên lửa không bao gồm đầu đạn : 19m
  • Đường kính tên lửa : 2.4m
  • Trọng lượng khi phóng : 104 tấn
  • Loại đầu đạn : MIRV – Multiple Independently targetable Reentry Vehicle 
  • Số đầu đạn con : 10
  • Sức công phá mỗi đầu đạn con : 450 kt
  • Tầm xa tối đa : 10.400km
  • Sai số CEP : 150m-250m
  • Bệ phóng : Loại di đầu được lắp trên toa xe lửa

Leave A Reply

Your email address will not be published.