Hệ thống phòng không Iran – Iranian air defense system

0 37

Hệ thống phòng không Iran – Iranian air defense system được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không hiện đại bậc nhất vùng Trung Đông với nhiều tầng, nhiều lớp do Nga và Liên Xô lẫn Mỹ cung cấp trước đây

Theo Breaking Defense, Iran có nhiều loại hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, bao gồm các tổ hợp nội địa và khí tài đời cũ do Mỹ, Nga và Anh sản xuất. Chúng được vận hành song song bởi cả quân đội chính quy Iran và IRGC, lực lượng được lập ra để chống lại các cuộc nổi dậy và những mối đe dọa ở trong và ngoài nước.

“Iran vận hành nhiều loại hệ thống phòng không mặt đất (SAM) và radar, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở trọng yếu khỏi những cuộc tấn công của lực lượng không quân có công nghệ cao hơn”, báo cáo năm 2019 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) có đoạn.

Về lá chắn tên lửa tầm xa, tại triển lãm quân sự ở DIMDEX 2024 ở Qatar hồi tháng 3, Iran đã quảng bá một loạt hệ thống phòng không, trong đó có tổ hợp nội địa Air Defense-200 (AD-200). Đây là lần đầu tiên Tehran giới thiệu khí tài này ở nước ngoài.

AD-200 là “hệ thống phòng không tầm xa và tầm cao, có khả năng tấn công 6 mục tiêu bằng 12 tên lửa cùng lúc. Tổ hợp được thiết kế để đánh chặn các loại phi cơ chiến thuật và chiến lược tiên tiến, cũng như máy bay không người lái (UAV), máy bay cảnh báo sớm và trực thăng”, theo tài liệu được cung cấp tại triển lãm.

Khí tài này được quảng bá có tầm hoạt động 5-200 km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 0,2-27 km. Tên lửa của AD-200 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, có thể cập nhật thông số mục tiêu qua liên kết dữ liệu tới đầu dò radar bán chủ động trên quả đạn.

Iran còn sở hữu hệ thống phòng không AD-150, được cho là có thể hạ mục tiêu ở khoảng cách tối đa 120 km và độ cao tối đa 27 km.

Một trong những hệ thống tên lửa phòng không chủ lực hiện đại nhất của Iran là hệ thống tên lửa phòng không Bavar-373 và tên lửa Khordad thế hệ 3 . Theo nhiều nguồn tin cho biết, Nga đã giúp Iran phát triển 2 loại tên lửa này và chúng hoàn toàn có thể tích hợp và hoạt động chung với hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Nói cách khác, chúng có thể được xem là tên lửa S-300 được sản xuất tại Iran

Một trong những chiến công đáng chú ý nhất của tên lửa Khordad thế hệ 3 đó chính là đã bắn hạ UAV RQ-4A Global Hawk của Không Quân Mỹ vào năm 2019

Ngoài vũ khí nội địa, Tehran cũng sở hữu một số tổ hợp phòng không tầm xa do Nga sản xuất, bao gồm dòng S-200 với tầm bắn tối đa khoảng 300 km và phiên bản S-300 PMU2 hiện đại hơn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cách 400 km mà Tehran tiếp nhận năm 2016.

Nhiều nguồn tin cho biết, Nga đã bí mật cung cấp cho Iran một số tổ hợp tên lửa phòng không S-400. Tên lửa S-400 được đánh giá là mạnh nhất và cùng với các tổ hợp S-300 PMU2 sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các mục tiêu quan trọng nhất là thủ đô Teheran, các sân bay quân sự, cảng biển và các cơ sở làm giàu Uranium phục vụ sản xuất vũ khí hạt nhân

Về hệ thống phòng không tầm trung, các tờ rơi quảng bá của Iran tại triển lãm DIMDEX 2024 đề cập tới hai dòng AD-40 và AD-75, lần lượt có tầm bắn 40 và 75 km. Theo những tài liệu này, AD-40 có thể đánh chặn mục tiêu bay ở tốc độ thấp, dường như ám chỉ UAV, trong khi AD-75 được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Nhà sản xuất cho biết nó sở hữu radar mảng pha, được thiết kế để “phát hiện, bám bắt và phá hủy các thiết bị gây nhiễu” ở khoảng cách 50 km “bằng tên lửa Taer-2 trong môi trường tác chiến điện tử”. Ngoài ra, tổ hợp này còn có thể sử dụng đạn 9 Dey chuyên đối phó tên lửa hành trình, được cho là có thể bắn trúng mục tiêu ở phạm vi 20 km và độ cao 10 km.

Một cái tên đáng chú ý khác là dòng Arman, được gắn trên xe tải quân sự và có thể triển khai chỉ trong vài phút. Arman có hai phiên bản, sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động hoặc chủ động, có độ chính xác cao và khó bị gây nhiễu. Nó được có thể “đối đầu 6 mục tiêu cùng lúc ở khoảng cách 120-180 km”, theo truyền thông Iran.

Kho vũ khí phòng không tầm trung của Iran còn có tổ hợp đời cũ I-HAWK do Mỹ sản xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1959. DIA cho biết khí tài này đã được Iran nâng cấp và hiện có tên Mersad. Một số lá chắn tên lửa tầm trung khác của Tehran bao gồm các dòng nội địa Raad, Talash, Sayyad-1 và Sayyad-2.

Iran cũng sở hữu một số hệ thống phòng không tầm ngắn, trong đó có thành viên cuối cùng trong họ AD là AD-08. Tổ hợp này có tầm bắn tối đa 8 km, được thiết kế để đánh chặn 4 mục tiêu cùng lúc, gồm UAV, trực thăng và các vật thể bay thấp.

Azarakhsh, được công bố cùng thời điểm với với Arman, là hệ thống nhỏ gọn hơn, có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở độ cao thấp như UAV hay flycam. Nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng 50 km và bám bắt bằng thiết bị theo dõi quang học trong phạm vi 25 km.

Lớp phòng thủ cuối cùng của Tehran là các hệ thống phòng không nội địa Majid, Zoubin cùng dòng Tor của Nga và Rapier của Anh.

Một điểm đáng chú ý là nhiều hệ thống phòng không của Iran sở hữu khả năng phóng theo phương thẳng đứng, đồng nghĩa chúng có thể được lắp trên tàu chiến. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Tehran hồi tháng 3 cho biết nước này dự kiến công bố thêm các lá chắn phòng không mới trong năm nay.

Tuy nhiên, ngày 29/7/2024, Israel đã dùng máy bay F-16 và phóng tên lửa không đối đất từ ngoài biên giới Iran, tên lửa được cho là đã vượt hàng trăm km và đánh trúng căn phòng mà thủ lĩnh Haniyeh của phong trào cực đoan HAMAS đang trú ngụ ở Tehran, sau khi thủ lĩnh Hamas tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian . Điều này dấy lên những bất ngờ và cũng đã xuất hiện những nghi ngờ về tính hiệu quả của hệ thống phòng không IranIranian air defense system

Leave A Reply

Your email address will not be published.