Mỹ có bỏ rơi Ukraine trong việc chống Nga như trong cuộc chiến Việt Nam, Afghanistan, … ?
Cuộc chiến Ukraine chống Nga xâm lược đã gần bước sang năm thứ 2. Nhiều người đã đánh giá rằng liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine trong việc chống Nga như trong cuộc chiến Việt Nam, Afghanistan, … ?
Sau thế chiến thứ 2 , quân đội Mỹ đã tham dự nhiều trận đánh lớn và kéo dài. Bao gồm cuộc chiến Triều Tiên, cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến Afghanistan và cuộc chiến vùng Vịnh . Không nhắc đến cuộc chiến Kosovo vì chỉ có quy mô nhỏ và không kéo dài . Trong đó Mỹ đã bỏ rơi đồng minh miền Nam Việt Nam, Afghanistan bằng việc cắt viện trợ tài chính và vũ khí, rút quân khỏi 2 quốc gia này dẫn đến chính quyền 2 nơi này thua trận . Ngược lại, Mỹ vẫn hỗ trợ Hàn Quốc và Iraq và hai chính quyền nơi đây vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Do đó, Nhiều người đã đánh giá rằng liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine trong việc chống Nga như trong cuộc chiến Việt Nam, Afghanistan, … hay sẽ hỗ trợ lâu dài như ở Hàn Quốc và Iraq ?
Ngày 2 tháng 12 năm 1823, tổng thống thứ 5 của Mỹ là James Monroe đã trình bày trước quốc hội về Học Thuyết Monroe – Monroe doctrine , học thuyết này cũng khai sinh ra “chủ chủ nghĩa Biệt Lập” và sau này đã hình thành đường lối chính sách ngoại giao của Mỹ cho đến nay. Trong Học Thuyết Monroe có nội dung :
“Các quốc gia tại lục địa châu Mỹ, với địa vị tự do và độc lập đã được thừa nhận và duy trì, từ nay về sau không còn bị xem là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành”.
Học thuyết này cũng chú giải là Hoa Kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu
Với học thuyết Monroe, Mỹ đã đứng ngoài lề trong Thế Chiến Thứ 1 và cũng tiếp tục đứng ngoài trong giai đoạn đầu của Thế Chiến 2. Tất cả chỉ thay đổi khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng và Mỹ đã buộc phải tham chiến và học thuyết Monroe đã bị gạt qua một bên.
Sau thế chiến 2, bằng Kế hoạch phục hưng châu Âu (European Recovery Program, viết tắt ERP) hay còn được gọi là Kế hoạch Marshall, Mỹ đã viện trợ tài chính mạnh mẽ cho các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản và đã vực dậy nền kinh tế các quốc gia và khu vực này. Mỹ đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong việc gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác
Năm 1950, Bắc Triều Tiên với sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc đã xua quân tấn công miền Nam, Mỹ đã dẫn đầu lực lượng liên quân để hỗ trợ Hàn Quốc và đẩy lùi Bắc Triều Tiên và kết quả là hai miền đình chiến và lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Mỹ vẫn tiếp tục đóng quân ở Hàn Quốc làm lực lượng răn đe và viện trợ cho Hàn Quốc giúp quốc gia này trở thành một trong các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu Châu Á và thế giới
Trong chiến tranh Đông Dương và sau này là chiến tranh Việt Nam. Học thuyết Domino – Domino theory của chính quyền tổng thống David Dwight Eisenhower năm 1947 đã đánh giá rằng : “nếu vùng Đông Dương mà trọng điểm là miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản thì tiếp theo đó sẽ là Thái Lan, Malaysia và cả vùng Đông Nam Á sẽ sụp đổ như những quân cờ Domino”
Chính vì lo ngại chủ nghĩa Cộng Sản đang lan rộng từ Liên Xô sang Trung Quốc và đang phát triển đến phong trào Việt Minh nên Mỹ với đã viện trợ cho quân đội Pháp nhằm chống lại Việt Minh. Sau này khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Mỹ đã viện trợ cho miền Nam Việt Nam để chống lại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc . Trong cuộc chiến Việt Nam, do chính quyền VNCH không đủ sức chống miền Bắc nên Mỹ đã đưa quân vào miền Nam để hỗ trợ . Các năm sau đó, phong trào phản chiến trong nước Mỹ lan rộng, Mỹ đã dần cắt viện trợ, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và dẫn đến miền Nam thiếu đạn dược, thiếu viện trợ và thua cuộc trong tháng 4 năm 1975
Năm 1991, Iraq dưới quyền tổng thống Saddam Hussein đã xâm lược Kuwait, Mỹ đã dẫn đầu liên quân 38 nước được sự phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc đã tấn công Iraq, đẩy lùi quân Iraq khỏi Kuwait và sau đó lật đổ chính quyền Saddam Hussein và vẫn còn đóng quân ở Iraq cho đến nay
Năm 2001, nhóm tổ chức dưới sự lãnh đạo của Osama bin Laden đã tổ chức cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 vào nước Mỹ. Bin Laden đã lẩn trốn ở Afghanistan, Mỹ đã yêu cầu chính quyền Taliban ở Afghanistan giao nộp Bin Laden nhưng quốc gia này từ chối.
Ngày 7 tháng 1 năm 2001, Mỹ cùng liên quân đã tấn công vào Afghanistan và chính quyền mới được thành lập. Tuy nhiên, phong trào Taliban vẫn tồn tại . Ngày 29 tháng 2 năm 2020, chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Taliban ký hiệp định Hoà Bình và cam kết sẽ rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan vào ngày 1 tháng 5 năm 2021. Kết quả là chỉ 3 tháng sau, ngày 15/8/2022, Taliban đã tấn công vào thủ đô Afghanistan và chính quyền tổng thống Karzai tan rã. Ngay cả báo chí Mỹ cũng so sánh việc Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan với miền Nam Việt Nam
Nhìn nhận lại 4 cuộc chiến trên, ta thấy rõ trong cuộc chiến Việt Nam và cuộc chiến Afghanistan, Mỹ đều đưa quân tham chiến trực tiếp. Mặc dù được sự hỗ trợ của nhiều quốc gia khác nhưng lực lượng Mỹ vẫn là lực lượng tác chiến chính chịu sự thương vong cao và thời gian cuộc kéo dài nhiều năm. Trong cuộc chiến Việt Nam, hình ảnh các binh sĩ Mỹ tử trận đều được công chiếu trên Tivi hàng ngày. Lúc này Học Thuyết Monroe hay Chủ Nghĩa Biệt Lập đã quay trở lại . Phong trào phản chiến lên cao và công chúng Mỹ đã hỏi : “Tại sao lính Mỹ can thiệp vào Việt Nam ?”. Ngoài ra, việc Mỹ thiết lập lại bang giao với Trung Quốc vào năm 1972 và miền Nam Việt Nam cũng đã hết vai trò tiền đồn cũng đã khiến Mỹ càng dứt khoát rút chân nhanh khỏi cuộc chiến Việt Nam
Trong cuộc chiến Afghanistan, sau khi chính quyền Taliban bỏ chạy, Mỹ đã lập chính quyền Afghanistan mới và đóng quân ở lại để yểm trợ. Tuy nhiên các cuộc tấn công của Taliban vẫn diễn ra và công chúng Mỹ bị shock nặng khi hình ảnh xác lính Mỹ tử trận bị phía Taliban lột trần truồng và kéo lê trên đường phố. Phong trào phản chiến lại dấy lên công chúng Mỹ cho rằng việc trả thù cho cuộc tấn công 11/9 đã xong và yêu cầu rút lính Mỹ về
Điều này khác biệt hoàn toàn trong cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh vùng Vịnh. Trong cuộc chiến Triều Tiên và cuộc chiến vùng Vịnh, Bắc Triều Tiên lẫn Iraq đều là 2 quốc gia xâm lược nước khác và liên quân Mỹ dẫn đầu được sự phê chuẩn rõ ràng của Liên Hiệp Quốc nghĩa là có chính nghĩa rõ ràng. Cuộc chiến Triều Tiên tuy lính Mỹ thiệt mạng nhiều nhưng bối cảnh là vừa sau Thế Chiến 2 nên dân Mỹ không quá bị shock. Cuộc chiến cũng chỉ kéo dài 3 năm . Cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 cũng chỉ kéo dài hơn 1 tháng và lính Mỹ tổn thất rất nhẹ, công chúng Mỹ không bị chứng kiến cảnh lính Mỹ thiệt mạng trong thời gian dài
Cuộc chiến Nga Ukraine lại có phần tương đồng với cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh vùng Vịnh. Đó là Nga xâm lược Ukraine, phần lớn quốc gia trên thế giới lên án Nga và đứng về phía Ukraine. Châu Âu và nhiều quốc gia khác đang viện trợ Ukraine. Mỹ cũng đang viện trợ cho Ukraine và đang có chính nghĩa. Điều quan trọng trên hết đó là Mỹ không đưa quân tham chiến ở Ukraine và không có lính Mỹ thiệt mạng
Đảng Cộng Hoà với ứng viên tổng thống Donald Trump đang có xu hướng muốn giảm viện trợ cho Ukraine. Trước đây khi còn nắm quyền, tổng thống Donald Trump cũng là người rút quân khỏi Afghanistan, yêu cầu Hàn Quốc, Nhật Bản tăng phần hỗ trợ chi phí cho việc Mỹ đóng quân ở các quốc gia này cũng như yêu cầu các quốc gia khối NATO tăng chi phí đóng góp cho NATO tương xứng với phần Mỹ đóng góp. Nói cách khác, tổng thống Donald Trump và phía Cộng Hoà có xu hướng nghiêng về Chủ Nghĩa Biệt Lập
Vậy thì liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine trong việc chống Nga ?. Theo quan điểm của tôi thì là không. Vì các lý do sau :
-Mỹ không tham chiến ở Ukraine nên không có thương vong cho lính Mỹ và do đó không có phong trào phản chiến trong nước Mỹ
-Nga xâm lược Ukraine và Mỹ đang giúp Ukraine chống lại kẻ tàn bạo. Điều đó càng khiến uy danh của nước Mỹ càng lên cao trên chính trường thế giới
-Nếu Nga chiến thắng ở Ukraine, các quốc gia vùng Baltic như Ba Lan, Lithunia, Lativia, Estonia và các quốc Đông Âu sẽ là mục tiêu kế tiếp của Nga. Vì cùng nằm trong khối NATO, khi đó Mỹ sẽ phải đưa quân can thiệp, thiệt hại sẽ càng gấp nhiều lần hiện tại
-Chính quyền của tổng thống Zelensky đang chống trả Nga rất hiệu quả và được nhân dân Ukraine lẫn nhiều quốc gia thế giới ủng hộ
-Nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine, sẽ khiến khối NATO tan rã và uy tín của Mỹ sẽ không còn vì khi đó các quốc gia lân cận Nga đứng đầu là các quốc gia vùng Baltic và Bắc Âu như Ba Lan, Estonia, Latvia, Phần Lan, Đan Mạch, … sẽ xem xét lại mối quan hệ với Mỹ
-Cuộc chiến Nga Ukraine đang khiến Nga sa lầy. Điều này tương tự việc Liên Xô sa lầy trong cuộc chiến Afghanistan giai đoạn 1979-1989 và đã góp phần làm Liên Xô tan rã . Điều này có lợi cho Mỹ
-Viện phân tích Chính Sách Châu Âu – The Center for European Policy Analysis (CEPA) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng : ” Mỹ chỉ tiêu tốn khoảng 5% ngân sách quốc phòng để viện trợ cho Ukraine nhưng đã phá huỷ hơn 50% tiềm lực quân sự của Nga. Đây là 1 sự đầu tư hiệu quả đáng kinh ngạc”. Việc Nga suy yếu về quân sự sẽ giúp các quốc gia phương Tây cân nhắc để giảm chi phí quốc phòng trong tương lai
-Lợi ích từ cuộc chiến Nga Ukraine mang lại lợi ích cho Mỹ rất rõ ràng : Đó là việc chiếm được thị phần dầu mỏ, khí đốt của Nga ở Châu Âu. Các quốc gia khác đã chứng kiến hiệu quả của vũ khí Mỹ và đã gia tăng đặt mua. Điển hình là 1 loạt hợp đồng cung cấp rocket HIMARS cho các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Lithunia, Latvia
-Thông qua việc viện trợ vũ khí cho Ukraine, quân đội Mỹ đã giải phóng được 1 lượng khá lớn các vũ khí nằm trong diện cần phá huỷ. Điển hình là các quả đạn của rocket ATACMS
-Việc viện trợ vũ khí cho Ukraine phần lớn thông qua việc cung cấp vũ khí từ chính quốc gia Mỹ. Các hợp đồng vũ khí đặt mua cho Ukraine hoặc đặt mua từ các tập đoàn Mỹ để thay thế lượng đã cung cấp cho Ukraine lại tạo lợi nhuận cho chính nước Mỹ
-Phần lớn các hợp đồng trong công cuộc tái tạo, kiến thiết, … quốc gia Ukraine thời hậu chiến chắc chắn sẽ được chính phủ Ukraine để dành cho các quốc gia đã hỗ trợ Ukraine trong thời gian qua
Tuy nhiên, cuộc chiến càng kéo dài, Nga càng bị lún sâu vào vũng bùn Ukraine thì Mỹ càng có lợi . Do đó, Mỹ đã không vội vàng gì trong việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Điển hình là cho đến nay, Mỹ và Châu Âu chỉ mới viện trợ cho Ukraine 24 dàn rocket HIMARS và rất chần chừ trong việc viện trợ tên lửa tầm xa ATACMS và máy bay chiến đấu F-16. Do đó, theo quan điểm cá nhân, Mỹ không bỏ rơi Ukraine và sẽ tiếp tục viện trợ chính quyền Zelensky nhưng có thể với mức độ bằng hoặc thấp hơn trước đây chứ không cắt đứt hẳn. Mức độ sẽ giúp cho Ukraine không thua trên chiến trường nhưng sẽ không thắng nhanh