Hệ thống phòng không bằng vỏ xe hơi cũ của Nga – Russian tires air defense system

0 418

Máy bay ném bom Tu-95 Bear, Tu-160 Blackjack Nga được bảo vệ bằng vỏ xe hơi cũ được sử dụng để tăng cường các hệ thống phòng không S-300 , S-400 – Russian tires air defense system đã tỏ ra bất lực trước các UAV của Ukraine 

Kể từ khi Ukraine bắt đầu cuộc phản công vào giữa tháng 6 năm 2023, ngày càng nhiều trường hợp quân đội Ukraine sử dụng các UAV để tấn công vào các sân bay quân sự, các kho tàng, … và cả thủ đô Moscow của Nga nơi được xem là được phòng thủ dày đặc nhất cũng bị tấn công. Đỉnh điểm là ngày 31/8 vừa qua, quân đội Ukraine đã sử dụng UAV để tấn công vào sân bay quân sự Pskov cách biên giới Ukraine 700km. Theo các tinh tức cho biết có ít nhất 2 máy bay vận tải quân sự hạng nặng IL-76 bị phá huỷ hoàn toàn, 4 máy bay IL-76 khác và 1 máy bay ném bom Tu-22 bị hư hỏng.

Trước đó vào ngày 21/8 , quân đội Ukraine cũng đã sử dụng UAV và tấn công vào sân bay quân sự Soltsy ở gần TP Saint Petersburg, Nga cách biên giới Ukraine 800km và đã phá huỷ 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3

Cũng chỉ trong 1 tháng vừa qua, Ukraine cũng đã ít nhất 5 lần sử dụng UAV và đã tấn công thẳng vào thủ đô Moscow của Nga và 1 lần trong đó đã đánh trúng vào toà nhà là nơi nhiều Bộ Các của Nga đặt văn phòng trụ sở

Nhiều nhà phân tích quân sự và thậm chí ngay cả những mini blogger Nga cũng hoàn toàn không hiểu bằng cách nào mà các UAV Ukraine có thể vượt hàng trăm km để đánh thẳng vào nước Nga mà hoàn toàn không bị phát hiện và ngăn chận. Họ cũng thắc mắc vậy thì các hệ thống phòng không Nga nổi tiếng với S-300 và S-400 liệu có tốt như những gì Nga quảng bá ?

Có lẽ nga cả phía quân đội Nga cũng không còn tin tưởng vào hệ thống phòng không Nga nên vừa qua, các hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay ném bom Tu-95 Bear và Tu-160 Blackjack của Nga tại căn cứ không quân Engels ở vùng Saratov của Nga đã được bảo vệ bằng vỏ xe hơi cũ . Phía quân đội Nga nơi đây đã cho đặt các vỏ xe hơi cũ lên trên thân của các máy bay để nhằm chống các UAV tự sát và tên lửa của Ukraine. Giải pháp này đã gây kinh ngạc vì dù gì Nga cũng đang được đánh giá là cường quốc quân sự thứ 2 thế giới

Hệ thống phòng không bằng vỏ xe hơi cũ của Nga : máy bay Tu-95 Bear và Tu-160 Blacljack Nga ở sân bay quân sự Engels được phủ vỏ xe hơi cũ - Tu-95 bomber was coverd with old tires at Engels air base in Russian tires air defence system
Hệ thống phòng không bằng vỏ xe hơi cũ của Nga : máy bay Tu-95 Bear và Tu-160 Blacljack Nga ở sân bay quân sự Engels được phủ vỏ xe hơi cũ – Tu-95 bomber was coverd with old tires at Engels air base in Russian tires air defence system

Cũng trong tuần vừa qua, Ukraine đã chính thức công bố cho biết họ đã thành công trong việc biến cải các tên lửa chống hạm Neptune thành tên lửa chống mục tiêu mặt đất. Tên lửa Neptune đã nổi tiếng trong năm 2022 khi đã đánh chìm soái hạm Moskva vào ngày 13 tháng 4 năm 2022 trên biển Đen ngoài khơi bán đảo Crimea 

Theo thông tin ban đầu cho biết, tên lửa Neptune mang đầu đạn 150Kg và phiên bản cải tiến đạt tầm xa khoảng 400-800km. Ngày 23/8 , tên lửa Neptune đã thành công khi phá huỷ 1 hệ thống phòng không S-400 đặt gần làng Olenivka, khu vực Cape Tarkhankut trên đảo Crimea

Có lẽ do lo ngại nên căn cứ không quân Engels đã cho tăng cường bảo vệ các máy bay ở đây. Căn cứ không quân Engels 2 là căn cứ của trung đoàn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng số 121 và chỉ cách biên giới Ukraine khoảng 540km và hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Neptune . Đây cũng là căn cứ duy nhất của các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack và có 16 máy bay Tu-160 ở đây. Ngoài ra căn cứ này còn có 50 máy bay ném bom Tu-95MS Bear

Liệu giải pháp hệ thống phòng không bằng vỏ xe hơi cũ của NgaRussian tires air defense system có hiệu quả không ?. Các nhà phân tích quân sự cho biết việc che đậy bằng vỏ xe hơi cũ có thể phần nào chống sức nổ của các UAV cỡ nhỏ nhưng gần như không tác dụng trước các tên lửa mặt đất vốn có đầu nổ mạnh

Tên lửa Neptune được công bố là sử dụng công nghệ định vị bằng GPS và pha cuối sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích hình ảnh khu vực – DSMAC (Digital Scene Matching Area Correlator) hoặc tự động nhận diện mục tiêu ATR (Automated Target Recognition) để hướng dẫn tên lửa lao vào mục tiêu. Về mặt kỹ thuật, việc che đậy các máy bay có thể phần nào giúp việc nhận dạng khó hơn. Tuy nhiên, các tên lửa vẫn có thể khá dễ dàng được chỉnh sửa phần mềm để tự phát nổ ở giai đoạn cuối hoặc chấp nhận sự sai lệch hình ảnh ở mức độ nào đó để tự phát nổ thì khi đánh vào mục tiêu rộng lớn như sân bay Engles 2 thì thiệt hại vẫn rất lớn

Cuối cùng thì vẫn là câu hỏi đến nay vẫn chưa được giải đáp. Đó là hệ thống phòng không NgaRussian air defense system hiện đang ở đâu ?

Leave A Reply

Your email address will not be published.