Nhật Bản, Hàn Quốc trả “phí bảo vệ” cho Mỹ và những điều ít ai nghĩ đến

0 258

Nhiều người luôn chê bai và cho rằng Mỹ buộc Nhật Bản, Hàn Quốc trả “phí bảo vệ” cho Mỹ. Nhiều người còn nói rằng Mỹ kiếm rất nhiều tiền từ “phí bảo kê”  này. Tuy nhiên, sự thật ở phía sau thì  Hàn Quốc và Nhật đã lời to khi chỉ bỏ ra 1 nhưng kiếm được đến 10

Kể từ khi kết thúc Thế chiến 2 vào năm 1945 và Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953, Mỹ đã duy trì một số căn cứ quân sự và hàng chục ngàn nhân viên quân sự ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Năm 1951 , Nhật Bản được trao trả chủ quyền. Khi đó, hiến pháp Nhật Bản đã không cho phép Nhật Bản có quân đội nên chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký một hiệp ước hướng tới sự tương trợ quốc phòng . Trong đó, chính phủ Nhật Bản cho phép Mỹ đóng quân tại một số căn cứ quân sự tại một số khu vực ở Nhật. Hiện nay có khoảng 55.000 lính Mỹ ở Nhật Bản và được xem là căn cứ tiền đồn lớn nhất của Mỹ .

Hàn Quốc đã đón nhận quân Mỹ vào lãnh thổ mình đồn trú từ thời Chiến tranh Triều Tiên, khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép các quốc gia thành viên đánh đẩy quân Triều Tiên ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc. Sau khi có hiệp định đình chiến 1953, các lực lượng Mỹ tiếp tục cung cấp an ninh cho Hàn Quốc và răn đe lực lượng Triều Tiên ở phía bắc. Hiện có xấp xỉ 28.500 quân Mỹ ở Hàn Quốc và là căn cứ lớn thứ 3 của Mỹ sau Nhật Bản và Đức . Lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc – U.S. Forces Korea (USFK) bao gồm 90 máy bay chiến đấu, 40 trực thăng chiến đấu , 50 xe tăng và 50 xe phóng tên lửa Patriot. Lực lượng này có 19.500 lục quân, 7.800 lính không quân , 350 Hải Quân và 120 Thuỷ Quân Lục Chiến 

Theo công bố của Văn Phòng Tài Chính Mỹ – US Government Accountability Office (GAO ) công bố cho biết , từ năm 2016-2019, Mỹ đã chi 20.9 tỉ Usd cho hoạt động quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Trong đó, chi phí lớn nhất là cho Không Quân với 7 tỉ usd và thứ 2 là Thuỷ Quân Lục Chiến với 6.8 tỉ Usd

Cũng theo GAO, Mỹ đã chi 13.4 tỉ Usd ở Hàn Quốc. Chi phí lớn nhất là để duy trì căn cứ quân sự Humphreys nằm cách thủ đô Seul khoảng 90km về phía Nam chiếm đến 9.2 tỉ Usd. Không quân Mỹ cũng chiếm chi phí 3.9 tỉ Usd . Căn cứ không quân Mỹ lớn nhất ở Hàn Quốc là căn cứ không quân Osan và thứ nhì là căn cứ Không Quân Kunsan

Các chi phí ở Nhật Bản và Hàn Quốc bao gồm trả lương cho binh sĩ, xây dựng và duy trì các căn cứ quân sự và các cuộc tập trận .

Ở chiều ngược lại, trong giai đoạn này, Nhật Bản đã chi 12.6 tỉ Usd và Hàn Quốc chi 5.8 tỉ Usd cho việc quân Mỹ duy trì hiện diện ở các quốc gia này

Tuy nhiên, số tiền mà Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả chỉ có 1 phần là tiền , phần lớn còn lại bao gồm các chi phí như nhân công lao động phục vụ cho các căn cứ đó, chi phí xây dựng, sửa chữa căn cứ, chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, máy tính, cung cấp lương thực thực phẩm, giặt ủi, ….

Hàn Quốc và Nhật Bản cũng miễn giảm cho Mỹ chi phí thuê đất và các chi phí về thuế khác

GAO cho biết, các lợi ích mà Mỹ đóng quân ở Nhật Bản và Hàn Quốc bao gồm : giúp duy trì sự ổn định trong khu vực, ngăn chận sự xâm lược từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên

Việc đóng quân cũng giúp cải tiến khả năng quân sự của Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua các chương trình tập trận chung, chia sẽ tin tức tình báo, kinh nghiệm tác chiến, cách thức chỉ huy, phối hợp các binh chủng trong các chiến dịch quân sự lớn, …

Hàn quốc trả phí bảo vệ cho Mỹ hay Nhật Bản trả phí bảo vệ cho Mỹ thì có phải thiệt thòi không ?. Câu trả lời là không một chút nào. Báo cáo cho biết trong số 1.000 tỉ Won mà Hàn Quốc chi trả cho Mỹ trong năm 2019, có đến 48% dùng để trả lương cho 9.000 người Hàn Quốc được Mỹ thuê, 36% được dùng để trả để thanh toán các chi phí xây dựng, sửa chữa trong căn cứ, … số còn lại được dùng để thanh toán các chi phí quân đội, dịch vụ và các vật tư, nguyên vật liệu, …

Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết , hơn 90% chi phí hàng năm mà Hàn Quốc trả cho Mỹ đã quay trở lại nền kinh tế của Hàn Quốc . Chính những điều này khiến cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Hàn Quốc và Nhật Bản tăng chi phí hỗ trợ Mỹ nhưng Hàn Quốc vẫn theo đuổi chính sách chỉ đàm phán với Mỹ về việc tăng chi phí hỗ trợ quân sự Mỹ sau mỗi đợt 3-5 năm. 

Như vậy cho thấy con số mà Hàn Quốc hay Nhật Bản chi trả cho Mỹ một cách đúng nghĩa thực sự rất ít. Hàn Quốc và Nhật Bản đã kiếm được lợi ích khổng lồ từ hàng loạt các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ giặt ủi, bảo trì máy móc, sửa chữa trang thiết bị, … mọc lên bên cạnh các căn cứ Mỹ đã mang về lượng ngoại tệ cực lớn cho chính quyền Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngoài các lợi ích về kinh tế, lợi ích thứ 2 đó chính là các kỹ thuật công nghệ vũ khí quốc phòng mà Hàn Quốc và Nhật Bản thu được. Ai cũng đã thấy kỹ thuật quân sự mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã có được từ các dịp tập trận và các đợt tiếp cận các vũ khí hiện đại của Mỹ, các nhà nghiên cứu vũ khí Hàn Quốc và Nhật Bản đã có các kinh nghiệm hết sức quý giá để từ đó phát triển các vũ khí của mình để trang bị trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài

Lợi ích thứ 3 đó chính là kinh nghiệm tác chiến, thông qua các cuộc tập trận, các sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản và Hàn Quốc đã thu được rất nhiều kinh nghiệm từ kỹ thuật tác chiến đến việc lên kế hoạch, cách tổ chức, phối hợp nhiều binh chủng, … trong các chiến dịch quân sự từ nhỏ đến lớn. Các kinh nghiệm này là vô giá. Điển hình là Nga xâm lược Ukraine, chính việc thiếu hoạch định, phối hợp, … trong chiến dịch lớn dẫn đến hàng trăm xe tăng Nga hết xăng trên đường tấn công Kiev đã phải nằm dọc đường và làm mồi cho các tên lửa chống tăng của Ukraine. Hay chính việc phối hợp kém khiến cuộc đột kích vào sân bay Hostomel thất bại khiến hàng trăm binh sĩ Nhảy Dù Nga thiệt mạng

https://www.reuters.com/article/us-southkorea-usa-alliance-idUSKBN2AZ0S0

https://www.gao.gov/products/gao-21-270

https://www.military.com/daily-news/2021/03/23/heres-what-it-costs-keep-us-troops-japan-and-south-korea.html

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/vi-sao-my-chi-rat-nhieu-tien-cho-viec-bao-ve-cac-dong-minh-992289.vov

Leave A Reply

Your email address will not be published.