Cơ sở pháp lý quốc tế về Mỹ NATO tấn công Kosovo Nam Tư và Nga xâm lược Ukraine
Nhiều người thắc mắc vì sao Mỹ và tấn công Kosovo Nam Tư thì dư luận quốc tế ít chỉ trích nhưng khi Nga xâm lược Ukraine thì hàng chục quốc gia lên án. Vậy cơ sở pháp lý quốc tế về Mỹ và NATO can thiệp Kosovo hay Mỹ tấn công Nam Tư và Nga xâm lược Ukraine là gì ?
Ở đây, chúng ta gọi Mỹ, NATO và các quốc gia phương Tây là Mỹ để đơn giản khi gọi tên. Điều khác biệt lớn nhất khi Mỹ can thiệp Kosovo hay Mỹ tấn công Nam Tư và Nga xâm lược Ukraine đó chính là mọi hành động của Mỹ đều thông qua Liên Hiệp Quốc còn Nga tại Ukraine là hoàn toàn không
Chúng ta cần thống nhất rằng Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc là nền tảng pháp lý quốc tế có giá trị cao nhất. Nhiều bạn bênh vực cho Nga cho rằng Liên Hiệp Quốc là con rối của Mỹ thì tại sao vào tháng 4/2023, Nga lại có thể trở thành chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ?
Để tranh luận về cơ sở pháp lý quốc tế việc Mỹ can thiệp Kosovo hay cơ sở pháp lý quốc tế việc Mỹ tấn công Nam Tư thì chúng ta đều phải thừa nhận là xuất phát điểm chính là việc Kosovo với 90% dân số là người Albania theo đạo Hồi đã xung đột với 10% dân số Kosovo còn lại là dân gốc Serbia theo đạo Cơ đốc. Từ đó, chính phủ Serbia của tổng thống Milosevic đã tiến hành trấn áp người Albania từ những năm 1989 .
Nhiều tài liệu Việt Nam không rõ vì sao lại không ghi chi tiết rất quan trọng, đó là Kosovo đã là tỉnh tự trị từ năm 1946 với tên gọi tỉnh Kosovo và Metohija. Đến năm 1974 có tên gọi ngắn gọn là tỉnh tự trị Kosovo. Tổ chức Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) ra đời năm 1996 với chủ trương đòi ly khai cho người Albania ở Kosovo. Chính quyền Serbia đã đưa quân đội vào tấn công khiến hàng nghìn người Albania phải bỏ nhà cửa và nhiều cuộc thảm sát người Albania đã diễn ra trong đó tàn khốc nhất chính là thảm sát Racak
Trước tình hình nội chiến leo thang ở Kosovo, Nhóm Đức, Pháp, Italia, Nga, Mỹ và Anh đã đồng loạt áp dụng cấm vận vũ khí đối với chính quyền Nam Tư lẫn Kosovo . Ngày 31/3/1998, Liên Hiệp Quốc cũng ra văn bản cấm vận vũ khí đối với chính quyền Nam Tư lẫn Kosovo
Ngày 23/9/1998 , Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 1199 với 14 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 1 phiếu trắng của Trung Quốc . Nghị quyết này yêu cầu Nam Tư lẫn các lãnh đạo người gốc Albania ở Kosovo phải tăng cường các biện pháp nhân đạo, ngăn tránh thảm hoạ và xúc tiến các biện pháp đàm phán hoà bình
Ngoài ra chính quyền Nam Tư phải dừng mọi hoạt động gây ảnh hưởng lên dân thường, rút toàn bộ lực lượng quân đội, cảnh sát, … ra khỏi Kosovo. Chính quyền Nam Tư cũng không được cản trở các hoạt động giám sát quốc tế ở Kosovo, tạo điều kiện cho người gốc Albania ở Kosovo trở về nhà, …
Nghị quyết này cũng đề cập bản báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu – OSCE về các giải pháp đàm phán hoà bình nhằm chấm dứt xung đột ở Kosovo
Ngày 26/9/1998 xảy ra thảm sát Gornje Obrinje – Gornje Obrinje massacre ở Kosovo. Ngày 24/10/1998, Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 1203 với 14 phiếu thuận, không phiếu chống và 2 phiếu trắng là Trung Quốc và Nga . Nghị quyết 1203 đã công bố thoả thuận đã ký kết giữa chính quyền Nam Tư và cơ quan OSCE cũng như giữa chính quyền Nam Tư và lực lượng NATO. Theo đó, chính quyền Nam Tư chấp thuận để cơ quan OSCE tiến hành các hoạt động giám sát ở Kosovo – Kosovo Verification Mission (KVM) . Mục đích các hoạt động giám sát là đảm bảo chính quyền Nam Tư không tiến hành các hành động diệt chủng, rút quân và cảnh sát ra khỏi Kosovo, hỗ trợ các thoả thuận ngừng bắn, … Các hoạt động này phần lớn diễn ra bằng các máy bay giám sát nhằm đảo bảo thực thi nghị quyết 1199
Nghị quyết cũng nhắc lại nghị quyết 1199 và yêu cầu chính quyền Nam Tư và lãnh đạo người Albania ở Kosovo nghiêm túc thực hiện
Từ ngày 6-23 tháng 2 năm 1999 đã diễn ra Hoà Đàm Rambouillet – Rambouillet Accords diễn ra tại Pháp do NATO làm trung gian hoà giải . Vòng 2 diễn ra từ ngày 15-18 tháng 3 năm 1999. Theo Hoà Đàm Rambouillet, trong thời gian 3 năm, Kosovo sẽ có chính quyền riêng không phụ thuộc Nam Tư, quân Nam Tư sẽ rút ra khỏi Kosovo. Sau thời gian 3 năm, Kosovo sẽ tổ chức Trưng Cầu Dân Ý công khai với sự giám sát quốc tế để quyết định tương lai chính trị của Kosovo theo ý chí và nguyện vọng của chính người dân Kosovo . Ngoài ra trong Hoà Đàm này còn đề cập đến việc NATO sẽ triển khai quân đến Kosovo để tiến hành hành giám sát. Lãnh đạo người Albania ở Kosovo chấp thuận ký Hoà Đàm nhưng chính quyền Nam Tư đã không tán thành Hoà Đàm Rambouillet do với 90% dân số Kosovo là người Albania , chính quyền Nam Tư cầm chắc thất bại trong cuộc Trưng Cầu Dân Ý .
Sau khi Hoà Đàm Rambouillet tan vỡ, quân đội Serbia gia tăng các cuộc tấn công vào Tổ chức Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) . Lực lượng giám sát KVM bắt đầu rút khỏi Kosovo. Mỹ phái đặc sức Richard Holbrooke đến thuyết phục tổng thống Milosevic chấp nhận Hoà Đàm Rambouillet nhưng vẫn thất bại. Ngày 23/3/1998 , lực lượng NATO bắt đầu tiến hành không kích Nam Tư
Có 1 động thái rất đáng quan tâm đó là sau khi NATO mở cuộc tấn công, ngày 26 tháng 3 năm 1999, Nga , Ấn Độ và Belarus đã để trình dự thảo yêu cầu chấm dứt lập tức hành động tấn công Nam Tư và nối lại vấn đề đàm phán về Kosovo. Có 3 quốc gia tán thành là Nga, Trung Quốc và Nambia và có đến 12 quốc gia phủ quyết bản dự thảo này và không có phiếu trắng. Điều đó cho thấy hành động của NATO được đa số các quốc gia khác và dư luận quốc tế tán thành
Với sự thương thuyết của cựu thủ tướng Nga Victor Chernomyrdin , tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari , ngoại trưởng Mỹ Strobe Talbott, tổng thống Nam Tư Milosevic đã chấp thuận ký kết hiệp định chấm dứt xung đột Kosovo
Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Liên Hiệp Quốc ban hành Nghị Quyết 1244 triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình ở Kosovo với sự hiện diện của lực lượng trên bộ của NATO – Kosovo Force ( KFOR ) và thiết lập thành lập Phái bộ Hành chính Lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo – United Nations Interim Administration Mission in Kosovo (UNMIK)
Việc NATO can thiệp Kosovo bằng vũ lực cũng như NATO tấn công Nam Tư mà không thông qua Liên Hiệp Quốc là rõ ràng . Có 2 luồn đánh giá về vấn đề này : một phía là Nga và Trung Quốc lên án hành động NATO và một phía các quốc gia khác ủng hộ hành động của NATO
Theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc tại khoản 2 điều 4 có quy định rõ : Nghiêm cấm hành vi sử dụng vũ lực đối với quốc gia khác. Ngoại trừ các hành động của Liên Hiệp Quốc theo chương VII, các hành động ở khu vực theo chương VIII và trường hợp tự vệ theo điều 51
Chiếu theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, hành động NATO can thiệp Kosovo bằng vũ lực cũng như NATO tấn công Nam Tư là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, hành động này đã dẫn đến việc chính quyền Nam Tư đã chấp thuận rút quân khỏi Nam Tư và xung đột Kosovo được chấm dứt. Điều này khiến dư luận quốc tế phần nào chấp nhận và không phản ứng gay gắt hành động của NATO .
Nạn diệt chủng Rwanda diễn ra vào năm 1994, ước chừng 500.000 tới 1.000.000 người Rwanda, tức 70% dân số người Tutsi, bị sát hại trong 100 ngày diễn ra nạn diệt chủng . Liên Hiệp Quốc đã không có động thái nào để ngăn chận và thậm chí 10 sĩ quan và binh sĩ người Bỉ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Rwanda đã bị sát hại
Tổng thư ký NATO khi đó là Kofi Annan đã nói tồn tại mâu thuẫn khi tuân thủ theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và khoanh tay đứng nhìn hành động diệt chủng tại Rwanda trước đó cũng như việc chia rẽ sắc tộc tại Kosovo :
“Nạn diệt chủng Rwanda đã cho thế hệ chúng ta thấy hậu quả của việc khoanh tay đứng nhìn trước các vụ thảm sát hàng loạt. Xung đột Kosovo gần đây đã đặt ra câu hỏi về hậu quả của việc hành động nhưng không có sự đồng thuận hoàn toàn của một phần nào đó trong cộng đồng quốc tế”
Ông Annan cũng chỉ ra sự mẫu thuẫn ở Kosovo giữa một bên là vấn đề tính pháp lý của việc can thiệp vũ trang khi chưa có sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc và một bên là đã ngăn chận được các cuộc khủng hoảng nhân đạo có hệ thống
Điều này khác hẳn và có thể nói cơ sở pháp lý quốc tế việc Nga xâm lược Ukraine là hoàn toàn là số 0 khi Nga không thông qua bất cứ nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc . Ngay cả việc Nga tấn công Ukraine cũng là hành động mờ ám khi trước đó liên tục chối bỏ việc phương Tây cảnh báo Nga sắp tấn công và Ukraine và thực tế là tổng thống Putin chỉ lên tiếng tuyên chiến với Ukraine khi tên lửa Nga đã bắt đầu bay vào lãnh thổ Ukraine
Xung đột vùng Donbass chỉ leo thang sau khi Nga sáp nhập trái phép bán đảo Crimea vào tháng 3/2014 . Chính phủ Ukraine đã yêu cầu cơ quan Hợp Tác và An Ninh Châu Âu OSCE cùng Liên Hiệp Quốc cử Uỷ Ban Đặc Biệt về Giám Sát Ukraine – OSCE Special Monitoring Mission to Ukraine ( SMM ) đến giám sát vùng Donbass ở Ukraine và cơ quan này bắt đầu hoạt động từ ngày 21/3/2014 với số lượng 700 người.
Cơ quan SMM là nhóm không vũ trang, nhiệm vụ của họ là giám sát và báo cáo tình hình ở Ukraine cũng như hỗ trợ dân sự, hỗ trợ và tổ chức các cuộc đàm phán giữa các nhóm vũ trang, …
Ngày 24/2/2022 , Nga xâm lược Ukraine , Tổng Thư Ký của OSCE là bà Helgar Schmid tuyên bố tạm thời di tản Uỷ Ban SMM khỏi Ukraine
Ngày 31/3/2022 , Nga tuyên bố không chấp thuận việc cơ quan SMM tiếp tục hoạt động ở vùng Donbass và cơ quan này chính thức chấm dứt hoạt động
Ngày 19/9/2022 , chính quyền do Nga dựng lên ở vùng Donbass kết án 2 cựu thành viên OSCE 13 năm tù với tội danh phản quốc
Tuy nhiên, cho đến nay gần như Nga chưa đưa ra bất cứ chứng cứ nào về việc chính phủ Ukraine đàn áp người nói tiếng Nga ở vùng Donbass và chính quyền ly khai vùng Donbass cũng không cho bất cứ hãng tin, phóng viên, …. Quốc tế nào vào đưa tin .
Trong buổi phỏng vấn của hãng tin BBC với ngoại trưởng Nga Larov sau khi Nga xâm lược Ukraine, phóng viên BBC đã hỏi : “Nga tấn công công Ukraine với lý do Ukraine đã tiến hành hành động diệt chủng đối với người nói tiếng Nga ở Donbass. Nếu có điều đó xảy ra, chính quyền thân Nga ở Donbass càng phải muốn phóng viên quốc tế vào để đưa tin. Tuy nhiên, chúng tôi đã rất nhiều lần xin phép vào để đưa tin việc gì đang diễn ra thì họ đều từ chối không cho cho vào. Đó là lý do gì ? “
Ngoại trưởng Larov đã trả lời : ” Điều đó thì tôi không biết”
Nga lấy lý do chính phủ Ukraine là chính phủ Tân Phát Xít cũng không thuyết phục được ai. Việc Nga lấy lý do Ukraine tham gia NATO để tấn công cũng không hợp lý bởi vì Ukraine là quốc gia có chủ quyền, việc Ukraine tham gia tổ chức quốc tế nào thì đó là vấn đề nội bộ của quốc gia Ukraine và không cần phải thông qua Nga
Trong khi đó, Nga tấn công Ukraine là quốc gia có chủ quyền là hoàn toàn trái hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra Nga còn vi phạm Giác Thư Budapes 1994 hay còn gọi là Bản Ghi Nhớ Budapest 1994 – Budapest Memorandum . Theo Bản Ghi Nhớ này, Ukraine đã ký kết với Nga, Mỹ và Anh để chuyển giao toàn bộ vũ khí hạt nhân đang có cho Nga tiêu huỷ. Ngược lại, Nga, Mỹ và Anh có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine . Cay đắng cho Ukraine khi người ký là Nga và người xâm lược Ukraine cũng chính là Nga