Tiềm lực quân đội Trung Quốc – báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2020 – China Military report
Xin lược dịch về tiềm lực quân đội Trung Quốc PLA – Bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2020 với chương II về Nhiệm Và Quá Trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong năm 2020 – China Military 2020 report by Us Departmant of Defense
Trong suốt 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực nhằm hiện đại hóa quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại để ngoài việc giải quyết tình hình bất ổn đối với Đài Loan mà còn giúp quân đội Trung Quốc có khả năng chống lại sự can thiệp quân sự của nước khác, giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu và chống lại một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân
Tiềm lực quân đội Trung Quốc PLA – China Military rất lớn với quân số vào khoảng 2 triệu người, Trung Quốc đang cố gắng đẩy mạnh việc hiện đại hóa để có khả năng tiến hành các hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực trên bộ, trên không, trên biển, tác chiến điện tử, không gian mạng và cả không gian vũ trụ. Hiện tại, Trung Quốc đã đạt sự tương đồng hoặc thậm chí đã vượt mặt Mỹ trong một số lĩnh vực như : đóng tàu , tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo quy ước, hệ thống phòng không tích hợp. Trung Quốc xác định việc phối hơp, hiệp đồng các binh chủng trong các chiến dịch phức tạp, xử lý thông tin và nhanh chóng thực hiện các quyết định là các yếu tố mang tính sống còn trong chiến tranh hiện đại, do đó, Trung Quốc đã đặt ưu tiên cao trong việc hiện đại hóa khả năng phối hợp tác chiến ở cả chiến trường ở tầm gần lẫn chiến trường ở tầm xa. Trung Quốc cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống phối hợp chỉ huy, hệ thống hậu cần, và hệ thống C4ISR – command, control, communications, computers, intelligence, surveillance, and reconnaissance (C4ISR System ) , đó là chỉ huy, điều phối, liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và dọ thám
Trung Quốc cũng đang nỗ lực đẩy mạnh lực lượng vũ trang hạt nhân cũng như khả năng phối hợp hoạt động, tương tác với nhau giữa quân đội chính quy, lực lượng bán vũ trang và lực lượng dân quân tự vệ
Trong năm 2020, Quân đội Trung Quốc PLA cũng đã đạt nhiều tiến triển rõ rệt nhưng cũng không đạt một số mục tiêu đã đề ra. Một trong những mục tiêu lớn đặt ra trước đó là “Cơ Giới Hóa về mặt tổng thể” trong năm 2020 đã không đạt được. Lãnh đạo Trung Quốc cũng đề ra giai đoạn 3 và là giai đoạn cuối cùng về cải cách và hiện đại hóa quân đội, giai đoạn 3 sẽ được bắt đầu vào năm 2021 hoặc trễ nhất vào năm 2022 và nhiều khả năng sẽ diễn ra vào năm 2022 do đây cũng là năm tổ chức Đại Hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc
PHẦN 1 : LỤC QUÂN
Lục quân Trung Quốc – People’s Liberation Army Army ( PLAA) hiện là đơn vị lục quân mạnh nhất với quân số khoảng 915.000 người. Từ năm 2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh nhằm tăng cường và hiện đại hóa quân đội họ thành đội quân từ năng lực tác chiến cục bộ địa phương trở nên có khả năng tác chiến ở nhiều châu lục, nhiều lĩnh vực, …
Tổ chức và cấu trúc của lục quân Trung Quốc
Lục Quân Trung Quốc được tổ chức thành 5 quân khu cùng quân khu Tân Cương và quân khu Tây Tạng với 13 quân đoàn. Trước đây, vào năm 2017, Trung Quốc có đến 18 quân đoàn nhưng nay đã giảm xuống theo chiều hướng tinh giảm và hiện đại hóa. Mỗi quân đoàn sẽ bao gồm nhiều lữ đoàn hỗn hợp. Có tổng cộng 78 lữ đoàn hỗn hợp và đây được xem là các đơn vị cơ động và là xương sống của lục quân Trung Quốc
Mỗi lữ đoàn có biên chế và quân số, binh chủng kết hợp, … khác nhau. Trung Quốc chia các lữ đoàn thành 3 mức : hạng nặng với xe bọc thép bánh xích, hạng trung với xe bọc thép bánh hơi và hạng nhẹ với xe tải, motor, không vận, … với mỗi lữ đoàn có quân số khoảng 5.000 người
Mỗi quân đoàn sẽ có 6 lữ đoàn kết hợp bao gồm : lữ đoàn pháo binh, lữ đoàn phòng không, lữ đoàn đường không, lữ đoàn tác chiến đặc biệt SOF, lữ đoàn công binh và hóa học, lữ đoàn bảo trì, bảo dưỡng và hậu cần
Mặc dù lục quân Trung Quốc đã tiến hành tiêu chuẩn hóa các quân đoàn, nhưng vẫn có nhiều sư đoàn lữ đoàn độc lập và thường đóng quân tại các khu vực nhạy cảm như Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, Bắc Kinh
Lục Quân Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mô hình lữ đoàn hỗn hợp – tiểu đoàn nhằm tăng cường khả năng tác chiến chiến thuật và tác chiến đa lĩnh vực. Dưới lữ đoàn hỗn hợp là các tiểu đoàn hỗn hợp và đây là đơn vị tác chiến cơ bản nhất trong các hành động quân sự. Ngoài ra, biên chế cấp tiểu đoàn cũng giúp cho việc điều phối các đơn vị trong các hoạt động quân sự cũng uyển chuyển và linh hoạt hơn
Năng lực và quá trình hiện đại hóa
Lục quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục qua trình hiện đại hóa và nhấn mạnh đến việc trang bị các phương tiện cơ giới và nâng cấp vũ khí theo như kế hoạch Cơ Giới Hóa mà Ủy Ban Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc – CMC đã đề ra. Cuối năm 2019, trong Sách Trắng Quốc Phòng của Trung Quốc đã ghi : “Nhiệm vụ cơ giới hóa quân đội Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ“. Các nhà quân sự đánh giá, mục tiêu cơ giới hóa liên quan chủ yếu đến lục quân Trung Quốc và sẽ có nhiều khó khăn để giải quyết do trong các đơn vị bộ binh Trung Quốc, hiện đang trang bị nhiều vũ khí, quân cụ ,… với quá nhiều chủng loại khác nhau, bao gồm một số đã lạc hậu từ những năm 1960 đến những thiết bị được xem là tối tân hiện nay
Tương tự, các đơn vị thiết giáp Trung Quốc đang sử dụng rất nhiều loại xe tăng và xe bọc thép, một số đã rất cũ kỹ và đã trải qua nhiều lần nâng cấp cho đến những chiếc thuộc thế hệ thứ 3 hiện đại nhất hiện nay. Lục quân Trung Quốc đang phải đối mặt với việc có đủ các thiết bị hiện đại để có thể thải loại những thứ đã lạc hậu mặc dù quá trình hiện đại hóa vẫn đang diễn ra
Lục quân Trung Quốc PLAA vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng thiết giáp với kiểu xe tăng mới Type-15, đây là loại xe tăng hạng nhẹ chủ lực , trang bị pháo 105mm, có thể hoạt động hữu hiệu ở khu vực đồi núi cũng như những khu vực đất sình lầy. Họ cũng bắt đầu được trang bị nhiều hệ thống liên lạc mới và nhiều máy bay không người lái – unmanned aerial vehicles (UAV ) . Trung Quốc cũng đã bắt đầu trang bị các trực thăng hạng trung Z-20, đây là trực thăng sẽ làm gia tăng khả năng tấn công bằng đường hàng không cũng như vận chuyển bộ binh, lương thực, tiếp liệu, …
Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã gia tăng các cuộc diễn tập quân sự với nhiều binh chủng tham gia , chia làm nhiều giai đoạn , … tại các khu diễn tập, huấn luyện binh sĩ chuyên nghiệp như Châu Nhật Hòa – Zhurihe, Quyết Sơn – Queshan, Tam Giới – Sanjie, và Đào Nam – Taonan . Trong năm 2019, cuộc tập trận STRIDE 2020 huy động nhiều đơn vị và binh chủng đông hơn hẳn cuộc tập trận STRIDE 2018 và STRIDE 2019
Khu huấn luyện Châu Nhật Hòa – Zhurihe Joint Training Base nằm ở khu vực Nội Mông rộng 1.066km2 là khu huấn luyện lớn nhất của Trung Quốc. Nơi đây được thiết lập các khu chiến trường gần như thực tế với các dãy phố, đường xá, … các cuộc giao tranh giữa các lực lượng với nhau,… nhằm rèn luyện tính thực tế trong chiến đấu của các binh chủng bộ binh, phòng không, …. Khu huấn luyện Châu Nhật Hòa được đánh giá có giá trị ngang như Khu Huấn Luyện Trung Ương Quân Đội Mỹ – U.S. military’s National Training Center nằm ở Fort Irwin, California
Xem tiếp : Quân đội Trung Quốc – báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2020 – China Military report – P2