Cần nói thêm, Pakistan tiếp tục nhập động cơ RD93 cho các máy bay chiến đấu JF-17 block 3, tiếp tục nói không với động cơ Thái Hàng WS của Trung Quốc. Cần nói thêm xe tank pakistan cũng dùng động cơ 6td ukraina dù nâng cấp vỏ giáp và điện tử ở tq, xe tăng Type-99 cũng sử dụng động cơ công nghệ Đức
Lớp khu trục type 052c cũng sử động động cơ ukraina, type 052d thì dùng động cơ của Đức, lớp khinh hạm, hộ vệ type 054/54a/056/056a cũng sử dụng động cơ semt pháp và bản sao giấy phép. Phải mất gần 20 năm để Trung Quốc sao chép học hỏi từng thành phần động cơ AL-31 và CFM-56, giúp hoàn chỉnh động cơ WS-10, nhưng vẫn là công nghệ thập niên 1970, tương tự với các dòng máy bay H6, Y20, KJ200-2000 đều sử dụng song song động cơ Nga và Mỹ (đều là động cơ cũ từ thập niên 60-80)
Các loại động cơ WZ dành cho trực thăng WZ9/10/19 cũng đều là phiên bản sao chép từ động cơ cũ của Pháp và Canada , cũng là lý do mà Pakistan mặc dù thân TQ nhưng ko bao giờ mua J10 hoặc WZ10 bởi vì chúng dùng động cơ nội địa, chất lượng khó đảm bảo tốt so với động cơ tuy cũ của Nga hay Âu Mỹ nhưng chất lượng được đảm bảo
Tàu ngầm TQ, lớp Type 039/039A cũng dùng động cơ MTU từ Đức, giúp cho nó có độ yên tĩnh nhất định, tuy vẫn là công nghệ cũ thập niên 1980
Động cơ luôn là phần tối quan trọng của mọi máy bay chiến đấu và đây là một vấn đề nan giải và động cơ máy bay vẫn đang là điểm yếu chí tử của Trung Quốc. Các mẫu máy bay thế hệ 5 Thành Đô J-20 và Thẩm Dương J-31 có kết cấu và hệ thống điện tử tối tân với tham vọng làm đối trọng các máy bay hiện đại của Mỹ. Nhưng năng lực sản xuất động cơ phản lực của Trung Quốc không bắt kịp với các lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp hàng không và những mẫu như J-20 hay J-31 vẫn què quặt vì lý do động cơ đẩy.
Có nhiều ví dụ về các mẫu máy bay tốt nhưng vận hành khó khăn vì không được trang bị động cơ đủ mạnh. Từ mẫu P-51 Mustang, F-14 Tomcat, F-15 Eagle hay thậm chí F-22 Raptor đều phải cần những cải tiến động cơ quan trọng để ngày nay trở thành các máy bay linh hoạt trong không chiến.
Có thể nói mang động cơ vẫn là điểm yếu nút thắt cổ chai cnqp tq, chất lượng động cơ nội địa tq vẫn là dấu hỏi lớn. Có thông tin động cơ WS-10 của Trung Quốc mới cứ 30h bay phải đại tu, kém xa cả động cơ AL-31 thời lx cũ 400h
để khắc phục, tq có 1 phương pháp tạm thời đó là sx thất nhiều động cơ ws10 để thay thế luôn khi cần, khỏi mắc công đại tu
Động cơ máy bay Trung Quốc dù sản xuất rất nhiều, nhưng vẫn bị hạn chế nặng nề bởi chúng ko thể chịu nhiệt độ cao hơn, hiệu quả hơn khi tăng tốc được như động cơ công nghệ cũ thập niên 70-80 của Âu Mỹ Nga , TQ thực sự chỉ sao chép được động cơ từ máy bay dân sự của Châu Âu, Mỹ còn công nghệ động cơ qs của Nga thì quá phức tạp hơn Âu Mỹ và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn khi vận hành so với hiện nay