So sánh máy bay Rafale của Ấn Độ và J-16 của Trung Quốc – Indian Rafale vs China J-16
Máy bay Dassault Rafale được Ấn Độ mua từ Pháp và hiện là máy bay tiên tiến nhất của nước này. Còn máy bay Shenyang J-16 của Trung Quốc sản xuất. Chúng ta cùng so sánh máy bay Rafale của Ấn Độ và J-16 của Trung Quốc – Indian Rafale vs China J-16 fighter
Máy bay Rafale là tiêm kích thế hệ 4+ do Pháp chế tạo. Năm 2015, Không quân Ấn Độ đàm phán mua 126 chiếc máy bay Rafale. Tuy nhiên do trở ngại giá thành, chuyển giao công nghệ, … khiến thương vụ bị đổ bể. Sau đó, cả 2 nước thống nhất về việc Ấn Độ sẽ mua 36 chiếc . Tuy nhiên mức giá lên đến 242 triệu Usd / chiếc và trở thành máy bay cao giá nhất thế giới. Vượt trên cả những chiếc thế hệ thứ 5 như Su-57 của Nga hay F-35 của Mỹ
Rafale được đặc biệt đánh giá cao vì có yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành tương đối thấp, dù khả năng tương thích của nó với các tên lửa Meteor và SCALP, cùng hệ thống điện tử tiên tiến cũng là những điểm rất hấp dẫn.
Máy bay J-16 do tập đoàn Shenyang Aircraft Corporation (SAC) của Trung Quốc thiết kế dựa trên mẫu máy bay J-11B cũng do hãng này sản xuất, ngoài ra còn ứng dụng thêm nhiều kỹ thuật mà Trung Quốc có được khi mua các máy bay Su-30MKK từ Nga. Thêm vào đó, Trung Quốc cải tiến và phát triển thêm nhiều tính năng khác nên nhiều người đánh giá máy bay J-16 cũng thuộc dòng máy bay thế hệ 4+
Tạp chí Military Warfare đã tiến hành so sánh máy bay Rafale của Ấn Độ và J-16 của Trung Quốc và đánh giá máy bay Rafale đắt hơn máy bay J-16 đến 5 lần nhưng lại kém hơn ở rất nhiều khía cạnh.
- Động cơ WS-10B của máy bay J-16 mạnh hơn động cơ M88 của Rafale : Lực đẩy 150KN so với 75KN
- Tầm bay của máy bay J-16 hơn hẳn : 4500km so với 1.850km
- Trần bay của J-16 cao hơn : 20km so với 15km
- Tải trọng của J-16 lớn hơn nên mang được nhiều vũ khí hơn, thời gian bay lâu hơn, tầm tác chiến xa hơn
Về vũ khí
- Tên lửa tầm ngắn của 2 máy bay đều tương đương
- Tên lửa tầm xa thì trên các tên lửa PL-15 và PL-16 được ứng dụng dẫn đường bằng Radar chủ động AESA còn tên lửa Medior của Rafale là thụ động nên tên lửa PL-15, PL-16 có độ chuẩn xác cao hơn khó bị gây nhiễu hơn
Tạp chí MW phân tích tiếp : Kỹ thuật Radar của 2 máy bay đều ngang nhau, đều là kỹ thuật Mảng pha điện tử chủ động – Active Electronically Scanned Array (AESA). Tuy nhiên, do máy bay có kích thước nhỏ nên radar trên máy bay Rafale có kích thước nhỏ hơn nên bắt tín hiệu kém hơn trên J-16
Máy bay Rafale của Ấn Độ có kích thước nhỏ nên diện tích phản Radar nhỏ hơn nhưng máy bay J-16 lại được ứng dụng phủ sơn bằng chất liệu tàng hình làm giảm sóng phản xạ Radar
Tạp chí MW kết luận, máy bay Rafale không chỉ có giá đắt nhiều so với máy bay J-16 của Trung Quốc, mà còn chưa thể so sánh với chúng về năng lực, kỹ thuật, hiệu năng chiến đấu. Tạp chí MW cũng cho rằng Ấn Độ nên chuyển sang các máy bay khác như MIG-35 hoặc Su-57 của Nga, các máy bay này có giá thấp hơn máy bay Rafale rất nhiều nhưng lại mang kỹ thuật hiện đại hơn hẳn
Máy bay Rafale Ấn Độ | Máy bay Shenyang J-16 Trung Quốc | |
Nước sản xuất | Pháp | Trung Quốc |
Năm sản xuất | 1979, cất cánh lần đầu năm 1986 | 1998 |
Chiều dài | 15.27m | 21.9m |
Sải cánh | 10.8m | 14.7m |
Chiều cao | 5.36m | 6.36m |
Trọng lượng cất cách tối đa | 24.500Kg | 35.000Kg |
Radar | Mảng pha điện tử chủ động – Active Electronically Scanned Array (AESA) | Mảng pha điện tử chủ động – Active Electronically Scanned Array (AESA) |
Vũ khí | ||
Pháo | 1 khẩu pháo 30mm GIAT 30/M791 | 1 khẩu pháo 30mm Gsh-30-01, tốc độ bắn 1.800 phát / phút |
Tên lửa không đối không | Tên lửa không đối không tầm ngắn MICA
Tên lửa không đối không tầm xa Medior Tên lửa không đối hạm, chống Radar, bom, .. |
8 tên lửa không đối không tầm xa PL-12, PL-15, Pl-16
4 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-9 Tên lửa không đối hạm, chống Radar, bom, .. |
Tốc độ tối đa | Mach 1.8 | Mach 2.4 |
Tầm bay | 1.850km | 4.500km |
Độ cao tối đa | 15.000m | 20.000m |
Tốc độ vọt lên cao | 333m/s | 325m/s |
Số lượng đang triển khai | 36 chiếc ở Ấn Độ | 130 chiếc vào năm 2019 |