Tàu ngầm Kilo Việt Nam và cuộc chiến dưới nước ở biển Đông – Vietnam submarine in South East Asia
Nhiều chuyên gia quân sự đã tỏ ra e ngại về việc phát triển lực lượng tàu ngầm Kilo Việt Nam và cuộc chiến dưới nước ở biển Đông – Vietnam Kilo submarine in South East Asia sea
Các đánh giá của các chuyên gia quân sự đều xoay quanh việc liệu Hải Quân Việt Nam đã đủ sức triển khai lực lượng tàu ngầm Kilo thành lực lượng ngăn chận hiệu quả sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Các bản báo cáo lần lượt làm sáng tỏ khi các tàu ngầm Việt Nam đã thực hiện những cuộc tuần tra dọc bờ biển mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia người Nga trên tàu. Hải Quân Việt Nam cũng đã gửi một lực lượng cán bộ đến Ấn Độ để được đào tạo học thuyết và chiến thuật sử dụng tàu ngầm tại trung tâm tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ
Các chuyên gia quân sự chuyển từ việc nghi ngờ sang lạc quan một cách dè dặt về khả năng triển khai lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. Giáo sư Lyle Goldstein của trường Đại Học Hải Quân Mỹ đã tổng kết :
“Tuy tôi luôn đánh giá cao các tàu ngầm Kilo Varshavyanka của Việt Nam nhưng họ chưa thể tung ra quả đấm có thể hạ gục đối thủ bằng thuỷ lôi hoặc bằng tên lửa”
Giáo sư Lyle Goldstein cũng chỉ ra 2 điểm yếu của Hải Quân Việt Nam :
“Hải Quân Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức phối hợp trong cùng một hệ thống tác chiến phức tạp và phối hợp nhiều binh chủng. Họ cũng thiếu hệ thống quản lý các quá trình giám sát, xác định mục tiêu và điều khiển trận đánh”
Giáo sư Brian Benedictus đã có bài viết phân tích khá kỹ lưỡng khả năng của tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Ông cho rằng những chiếc tàu ngầm Kilo Việt Nam này có thể được dùng trong những cuộc chiến quấy rối lực lượng hải quân đối phương đặc biệt là hải quân Trung Quốc PLAN vì PLAN còn rất yếu về khả năng chống tàu ngầm
Giáo sư Brian Benedictus cũng cho rằng :
“Việt Nam tiếp giáp đảo Hải Nam, đây là căn cứ của hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Chắc chắn Bắc Kinh sẽ cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề những chiếc tàu đang neo đậu ở đây sẽ là món mồi ngon cho cuộc tấn công bằng tàu ngầm từ ngoài khơi. Hoặc nếu chiến tranh xảy ra, Việt Nam có thể tổ chức cuộc tấn công bằng tên lửa phóng từ mặt đất kết hợp các quả tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Điều này sẽ là mối hiểm hoạ không thể xem thường đối với hạm đội Nam Hải”
Giáo sư Collin Koh của trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore :
“Tàu ngầm thích hợp là phương tiện ngăn chận trên biển do tạo ra cuộc chiến tâm lý khiến kẻ địch không biết tàu ngầm đang ở đâu. Đây là chiến thuật cổ điển thường được các nước yếu áp dụng khi đối đầu các nước mạnh. Việt Nam chắc chắn hiểu rõ chiến thuật này. Vấn đề là khi nào họ trở nên thuần thuật chiến thuật tác chiến dưới mặt nước”
Kết luận
Nhà phân tích quân sự Carl Thayer của Úc cho biết, việc trang bị 6 tàu ngầm Kilo đánh dấu bước nhảy vọt về trang bị vũ khí trong quân đội Việt Nam và đưa Việt Nam vào hàng ngũ những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được trang bị tàu ngầm. Đó là các quốc gia : Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam
Để có thể sử dụng hiệu quả cũng như phát huy được hết ưu điểm của tàu ngầm, Hải Quân Việt Nam cần đẩy mạnh công tác huấn luyện, tuyển mộ binh sĩ, nâng cao trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến, phát triển học thuyết về chiến thuật tàu ngầm phù hợp với quốc gia riêng mình
Ngày nay, quân đội Việt Nam có thể tác chiến ở ba môi trường, trên đất liền, trên bầu trời và dưới mặt nước. Với việc biên chế 6 tàu ngầm Kilo, Hải Quân Việt Nam đã có thêm phương tiện nhằm chống lại sự xâm nhập của tàu đối phương vào vùng lãnh hải của mình. Ngoài ra tàu ngầm Varshavyanka Kilo cũng cung cấp khả năng tấn công đáng kể bằng thuỷ lôi hoặc tên lửa hành trình
Việt Nam đang đặt căn cứ tàu ngầm tại vịnh Cam Ranh. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu Trung Quốc triển khai những máy bay chống ngầm đến đá Chữ Thập, đây cũng là nơi Trung Quốc đã cho xây dựng căn cứ quân sự và có một đường băng dài 3km đã hoàn tất, rộng 200 đến 300 mét sẽ đủ lớn cho máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải quân sự cỡ như Y-20. Bắc Kinh cũng đang xây dựng một bến cảng đủ lớn cho các tàu quân sự. Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh đang hướng tới một căn cứ chiến lược ở đá Chữ Thập và nó có thể phá vỡ cán cân quyền lực ở Biển Đông, Điều đáng lo ngại nhất chính là Đá Chữ Thập chỉ cách vịnh Cam Ranh 460km và sẽ hoàn toàn nằm trong vùng hoạt động của máy bay săn ngầm Trung Quốc
Việt Nam nên phát triển chiến lược chống can thiệp bao gồm sự kết hợp của pháo từ đất liền, tên lửa chống hạm và các máy bay Su-30 đa năng, những tàu nhỏ nhanh nhẹn, có tôc độ cao trang bị các tên lửa chống hạm để yểm trợ cho các tàu ngầm Kilo. Các trang thiết bị sẽ tập trung dọc bờ biển, kéo dài từ phía Bắc đến vùng biển miền Trung và có thể thưa dần khi về phía Nam. Chiến lược này sẽ khiến Trung Quốc sẽ trả giá rất đắc nếu tấn công ở vùng biển cách bở biền tầm 250-350km. Việt Nam cũng sẽ có khả năng tấn công các căn cứ Hải Quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam và căn cứ đặt trên đảo Phú Lâm ở biển Đông
Xem lại : Tàu ngầm Việt Nam và cuộc chiến dưới nước ở biển Đông – Vietnam submarine in South East Asia – P1