Hệ thống radar phòng không của Phòng Không – Không Quân Việt Nam

0 968

Các hệ thống radar phòng không của lực lượng Phòng Không – Không Quân Việt Nam chủ yếu là đến từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ trước đây như Nga, Ukraina và Belarus và sau này là Israel

Ngày 27 tháng 3 năm 1965, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam hai trung đoàn tên lửa S-75 Dvina hay còn gọi là SAM-2 với hệ thống Radar Fan Song-A và Fan Song-B. Đến cuối nay 1970, Radar của Việt Nam được trang bị radar Fan Song-F. 

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, hệ thống Radar phòng không Việt Nam cũng chủ yếu dựa trên các dàn Radar của tên lửa SAM-2. Tháng 10 năm 2010, Việt Nam trang bị 10 tiểu đoàn tên lửa S-125-2TM Pechora-2TM hay còn gọi là tên lửa SA-3 GOA với các radar SNR-125-2TM có khả năng bắt mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 2m2 ở cự ly 100 km.

Đến tháng 1 năm 2017, lực lượng phòng không – không quân Việt Nam bắt đầu tiếp nhận các radar 2D VRS-2DM phát triển từ mẫu radar P-19 Xô Viết. Những radar nói trên chuyên thực hiện nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu trên không ở độ cao thấp và đã được chuyển giao cho các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-125.

Radar VRS-2DM là sản phẩm hợp tác giữa Công ty Belorus “Tetraedr” và Tập đoàn viễn thông Viettel Mobile của Việt Nam. Mẫu radar P-19 đảm bảo cung cấp các số liệu về phương vị và khoảng cách đến mục tiêu ở cự ly tối đa 150km, tuy nhiên, các tính năng của radar được hiện đại hóa từ P-19 này (tức VRS-2DM) không được công bố. Tiếp theo đó, Việt Nam tiếp tục trang bị một số radar P-37 Bar Lock là hệ thống Radar bán cơ động bao gồm máy quét sóng cùng 2 Antena Parabol đặt trên xe tải có tầm phát hiện mục tiêu ở cự ly 350km

Năm 2003, Việt Nam đã đặt mua 2 tiểu đoàn tên lửa tên lửa phòng không S-300PMU1 với 12 bệ phóng, phía Việt Nam cũng được chuyển giao 2 radar 36D6 . Đây là các dàn radar có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao 60 mét cách xa 20 km, ở độ cao 100 mét ở khoảng cách 30 km. Ngoài ra một radar tìm kiếm mục tiêu băng E/F 64N6 BIG BIRD có thể được sử dụng với tầm thám sát tối đa tới 300 km 

Tháng 3/2014, tại bến cảng thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng radar Việt Nam đã nhận thêm 2 radar 36D6-M (ST68UM) sản xuất tại Ucraine. Radar 3D 36D6-M có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không độ cao lớn ở cự ly đến 360km. Radar được đặt trên xe đầu kéo KrAZ-6322 hoặc KrAZ-6446 nên có sức cơ động cao, việc triển khai và thu hồi chỉ trong vòng 30 phút. Radar 36D6-M này do xí nghiệp “Iscra” của Ucraine sản xuất. Cho đến thời điểm hiện tại, radar 36D6-M vẫn đáp ứng được các yêu cầu hiện đại.

Ngoài các radar 36D6-M, hệ thống radar phòng không Việt Nam còn có 4 tổ hợp radar Kolchuga cũng do Ucraine sản xuất. Hệ thống radar Kolchuga gồm 1 đài điều khiển và xử lý tín hiệu trung tâm và 3 đài phụ có tác dụng tăng cường thu phát tín hiệu sóng có thể bố trí cách nhau 10km. Mỗi tổ hợp radar thụ động Kolchuga có thể cùng lúc bám sát 32 mục tiêu khác nhau và cung cấp dữ liệu với 3 tham số chính bao gồm : cự ly, góc tà, phương vị .

Một số hệ thống radar của Việt nam do có từ thời Liên Xô nên đã khá cũ kỹ, lạc hậu. Việt Nam cũng đã trang bị các radar hiện đại thuộc loại radar ba chiều hiện đại có khả năng phát hiện, bám (mục tiêu) và truyền dữ liệu mục tiêu cho người sử dụng.

Năm 2014, hệ thống Radar phòng không của Việt Nam bắt đầu được trang bị 2 hệ thống radar mảng pha EL/M-2288 do Công ty “Israel Aircraft Industries” của Israel chế tạo. Đây là một trong những hệ thống radar tầm cao được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Theo thử nghiệm thực tế, radar EL/M-2288 dễ dàng phát hiện máy bay tiêm kích MiG-21 từ cự ly 430km và ở độ cao 10km

Tên lửa S-300PMU1 cùng hệ thống radar 96L6E phòng không tầm xa của lực lượng Phòng Không - Không Quân Việt Nam
Tên lửa S-300PMU1 cùng hệ thống radar 96L6E phòng không tầm xa của lực lượng Phòng Không – Không Quân Việt Nam

Ngoài radar EL/M-2288 chuyên dùng để phát hiện mục tiêu tầm cao, Việt Nam cũng đã mua một số radar EL/M-2106 chuyên dụng ở tầm thấp. Radar EL/M-2106 được công bố có khả năng phát hiện và theo dõi cùng lúc 500 mục tiêu, có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 70-11km, phát hiện trực thăng hay máy bay không người lái UAV ở cự ly 40km. Radar còn trang bị khả năng xoay 360 độ, vận hành trong mọi điều kiện thời tiết và ứn dụng nhiều kỹ thuật chống áp chế điện tử. Đây cũng là loại Radar được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR.

Trong thời gian vừa qua, nhiều nguồn tin tức cho biết Việt Nam đang đàm phán với Nga nhằm trang bị ít nhất 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumf được NATO định danh SA-21 Growler. Hệ thống tên lửa S-400 sử dụng các radar đa chế độ 92N6E hoặc phiên bản cải tiến 92N6E2 đặt trên xe tải MZKT-7930, kết hợp ra đa tiếp nhận 96L6 với tầm quét 300 km. 1 tiểu đoàn S-400 với 6 bệ phóng có thể theo dõi 300 mục tiêu, khoá 6 mục tiêu ở phạm vi 600 km, có khả năng phóng cùng lúc 12 quả tên lửa tấn công 6 mục tiêu này

Tuy nhiên, giá thành của tên lửa S-400 Triumf rất cao, vượt quá khả năng mua sắm của Việt Nam hoặc có mua cũng chỉ có thể mua số ít. Một số chuyên gia Nga đã khuyên Việt Nam chọn giải pháp thay thế là tên lửa S-300VM hoặc còn gọi là Antey-2500 được NATO định dạnh S-23 Gladiator. Đây là hệ thống tên lửa trang bị radar 9S457ME và một bộ các radar mới. Nó có khả năng dùng cả radar thám sát 9S15M2, 9S15MT2E hay 9S15MV2E, và radar giám sát khu vực được nâng cấp lên 9S19ME vượt hơn hẳn các hệ thống tên lửa S-300 mà Việt nam đang sở hữu và được cho là có tính năng không kém hơn S-400 Triumf đáng kể nhưng giá thành thì thấp hơn nhiều, phù hợp với khả năng tài chính của Việt Nam hơn

Leave A Reply

Your email address will not be published.