So sánh tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc và Gepard 3.9 Việt Nam
So sánh tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc hay còn gọi là tàu hộ vệ Type 054A lớp Kiangkai II ( Giang Khải II) và tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Việt Nam – China Jiangkai Type 054A frigate vs Vietnam Gepard 3.9 corvette
Tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc hay tàu lớp Jiangkai II (Giang Khải II ) là kiểu tàu được thiết kế tàng hình và là phiên bản phát triển từ tàu Type 054 với cải tiến mạnh về vũ khí lẫn thiết bị điện tử. Tàu được thiết kế là kiểu tàu hộ vệ đa dụng với các vũ khí chống hạm, phòng không đến chống ngầm. Trang bị trên tàu gồm 32 ống phóng thẳng đứng VLS có thể phóng tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 với tầm bắn 50km, tên lửa chống ngầm, … Tên lửa diệt hạm YJ-83 có phiên bản xuất khẩu là C-803 mang đầu nổ 185Kg, tầm xa 250km. Hệ thống điện tử trên tàu rất tiên tiến với Radar mảng pha điện tử Type 382, Radar điều khiển hỏa lực Type 344, 345, … có khả năng dắt bám và khóa mục tiêu từ xa
Trung Quốc đã chính thức công bố chiếc tàu Type 054A Zaozhuang với mã hiệu 524 là chiếc Type 054A cuối cùng được đóng và Trung Quốc sẽ chuyển sang đóng tàu Type 054B hay còn gọi là lớp tàu Giang Khải III (Jiangkai III )
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Việt Nam đang được xem là tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Hải Quân Việt Nam hiện nay. Hải Quân Việt Nam đang biên chế 4 tàu chiến thuộc lớp này và có tin cho biết đang đóng thêm 2 chiếc khác
Khi so sánh tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc và tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam, có thể thấy tàu Type 054A Trung Quốc có ưu thế hơn về lượng choáng nước lớn hơn nên lẫn thiết kế tàng hình cũng như vũ khí đa dạng hơn, tầm hoạt động xa hơn, thiết bị điện tử cũng hiện đại hơn lại mang theo được 1 trực thăng làm công tác yểm trợ hỏa lực, cứu hộ, tuần tra, …. Tàu hộ vệ Gepard Việt Nam có ưu thế hơn do mua từ Nga nên chất lượng đảm bảo hơn, được Nga hỗ trợ về phần nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng, linh kiện, … thay thế. Trong khi Trung Quốc phải hoàn toàn tự đảm nhiệm. Ngoài ra, khi thực chiến còn tùy thuộc đội ngũ binh sĩ của bên nào thành thục hơn, kinh nghiệm chiến đấu nhiều hơn, … bên nào được yểm trợ hỏa lực mạnh hơn, …
Tóm lại, về mặt chiến thuật, khi so sánh tàu Type 054A Trung Quốc và tàu Gepard 3.9 Việt Nam, nếu tác chiến gần bờ, được sự yểm trợ hỏa lực từ mặt đất, tàu Gepard có thể có giá trị chiến đấu gần tương đương Type 54A, nếu chiến đấu xa bờ và tác chiến đơn độc, tàu Type 054A sẽ vượt hơn. Chưa kể hiện nay tàu Type 054A của Trung Quốc đang có đến 30 chiếc trong khi Việt Nam chỉ có 4 chiếc. Chúng ta không nên chia nhỏ thêm mà nên đi từng cặp, lợi dụng tình hình tác chiến bất ngờ. Yếu điểm nữa là tầm bắn của tên lửa chống hạm Kh-35 chỉ có 130Km trong khi tầm bắn của C-803 đến 250km. Nên tàu Gepard tránh đi quá xa bờ mà nên tận dụng hỏa lực yểm trợ từ mặt đất và từ các căn cứ trên các hòn đảo
Tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc | Tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam | |
Năm được thiết kế | 2005 | 1991 |
Năm chính thức biên chế lần đầu | 2007 | Năm 2001 ở Nga và năm 2010 ở Việt Nam |
Chiều dài | 134,1m | 102,14m |
Chiều rộng | ||
Chiều cao | 16m | 13.09m |
Lượng choáng nước | 4.030 tấn | tối đa 2.100 tấn |
Thiết kế tàng hình | Có | không |
Radar | Mảng pha 3D Fregat M2EM tầm quét 300km | Pozitiv-ME tầm quét 150km |
Vũ khí | ||
Pháo chính | 1 pháo 76mm | 1 pháo 76,2mm AK-176 |
Vũ khí thứ cấp | 2 pháo 7 nòng 30mm CIWS phòng thủ tầm cực gần | 2 pháo 6 nòng 30mm AK-630 phòng thủ tầm cực gần |
Vũ khí chống hạm | 8 tên lửa C-803 chống hạm tầm xa 250km | 8 tên lửa Kh-35 chống hạm (SS-N-25 ‘Switchblade’,) tầm xa 130km |
Vũ khí phòng không | Hệ thống ống phóng thẳng đứng VLS 32 ống với tên lửa phòng không HQ-16 | Tên lửa Osa tầm ngắn |
Vũ khí chống ngầm |
|
1 dàn rocket chống ngầm RBU-6000 |
Ngư lôi | 6 thủy lôi Yu-7 ASW 324mm | 4 thủy lôi 533mm |
Trực thăng mang theo | 1 trực thăng Kamov Ka-28 hoặc 1 trực thăng Harbin Z-9 | |
Tốc độ tối đa | 50km/h | 52Km/h |
Tầm xa tác chiến | 14.862km | 7.000km |
Thủy thủ đoàn | 165 người | 98 người |
Giá thành dự đoán | 348 triệu Usd | Việt Nam mua 2 chiếc đầu với đơn giá 175 triệu usd . Hai chiếc sau với đơn giá 350 triệu Usd |
Số lượng tàu đã hoàn tất | Hơn 30 chiếc | 6 chiếc : 2 của Nga và 4 của Việt Nam |
Thực chiến |
|
|
Quốc gia sử dụng | Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan | Nga, Việt Nam |