Tác chiến điện tử Nga khiến máy máy bay F-35 lẫn F-22 Raptor rơi ?
Hai tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Mỹ là F-35 Lightning II và F-22 Raptor rơi cách nhau vài ngày tại cùng vị trí khiến nhiều người cho rằng tác chiến điện tử Nga khiến máy máy bay F-36 lẫn F-22 Raptor rơi ?
Một số báo cáo chưa được xác nhận cho biết, trong suốt chuyến bay, cả F-35 và F-22 đều đã gặp phải sự cố hệ thống điện tử phức tạp, rất có thể được thực hiện bởi hoạt động của một trong những tổ hợp tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới.
Trước đó, ngày 15 tháng 5, một chiếc máy bay tàng hình F-22 cũng bị rơi khi hoạt động gần căn cứ Eglin thuộc bang Florida của Mỹ khi đang trong quá trình bay kiểm tra thông thường. Đến ngày 19 tháng 5, lại thêm 1 máy bay tàng hình F-35 cũng rơi gần căn cứ Eglin thuộc bang Florida khi cũng đang bay huấn luyện định kỳ
Máy bay F-22 Raptor được xem là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới. Do giá thành quá cao nên quân đội Mỹ chỉ có khoảng 183 chiếc, theo thông tin của không quân Mỹ. Mỗi chiếc tiêm kích có giá xấp xỉ 143 triệu USD và việc sản xuất F-22 đã ngừng từ năm 2011 khi Lầu Năm Góc tập trung vào máy bay F-35 Lightning II.
Có tin cho biết Nga và Cuba đã đồng ý để cho Moskva quay trở lại sử dụng trung tâm điện tử vô tuyến đồ sộ mang tên Lourdes SIGINT nằm cách khu Key West khoảng 153km về hướng Tây . Căn cứ này bị đóng vào năm 2002 nhưng sau đó có tin cho biết, Cuba đã đồng ý cho Nga mở lại vào năm 2014. Trong thời kỳ Liên Xô, cơ sở này đóng vai trò kiểm soát các liên lạc vô tuyến và điện thoại của một “đối thủ tiềm tàng”. Moskva bắt đầu đàm phán với Havana từ vài năm trước, nhưng quá trình này được tăng cường mạnh mẽ vào đầu năm nay. Trong chuyến thăm Cuba của Tổng thống Nga Vladimir Putin, về vấn đề tái lập căn cứ tình báo điện tử đã được thống nhất.
Quan điểm được đặt ra là Rech sẽ khôi phục sự hiện diện của nhân viên Nga tại căn cứ quy mô lớn này. Tuy nhiên chi phí yêu cầu bao nhiêu để khôi phục trung tâm và thiết bị tại đây không được báo cáo chi tiết, ấn phẩm Rosseta cho biết.
“Không được quên rằng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II và F-22 Raptor có liên quan mật thiết đến kết nối với vệ tinh. Bất kỳ sự can thiệp nào cũng có thể tạo ra sự cố trong chiến đấu cơ của Mỹ. Chưa kể máy bay F-35 còn rất nhiều lỗi chưa thể khác phục. Mặc dù vậy, rõ ràng ngay cả khi nhận định trên là đúng thì Washington cũng sẽ không thừa nhận lỗ hổng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của mình”
Nhưng ở chiều ngược lại, có ý kiến khác lại cho rằng chưa có bằng chứng trạm tình báo, tác chiến điện tử Nga tại Cuba đã tái hoạt động, hơn nữa nếu nó đã hoạt động thì cũng chưa chắc đã đủ sức tác động lên khí tài của F-22 và F-35.