Chiến tranh tiêu hao trong cuộc chiến Nga Ukraine – Attrition in Russia Ukraine war – P2

0 109

Trong khi cuộc chiến Nga Ukraine đang trở thành mô hình chiến tranh tiêu hao – Attrition in Russia Ukraine war thì khi khởi đầu của cuộc chiến, Nga lại hoạch định theo chiến lược tốc chiến tốc thắng – Blitzkrieg 

Trong khi cuộc chiến Nga Ukraine đang trở thành mô hình chiến tranh tiêu hao thì khi khởi đầu của cuộc chiến, Nga lại hoạch định theo chiến lược tốc chiến tốc thắng – blitzkrieg . Kế hoạch của Nga là tấn công từ nhiều hướng, sử dụng lực lượng thiết giáp để thọc sâu, chia cắt quân Ukraine với sự yểm trợ từ trên không, hải quân kết hợp hoả lực từ các hệ thống tên lửa hành trình . Mục tiêu của Nga là nhanh chóng lật đổ chính phủ của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Với sự áp đảo hoàn toàn về quân số và số lượng vũ khí, tổng thống Putin đã tự tin tuyên bố “Nga sẽ chiếm Kiev trong 72 giờ”

Trái với hình thái chiến tranh tiêu haoWar of Attrition , chiến lược tốc chiến tốc thắng – Blitzkrieg dựa trên lực lượng cơ động của thiết giáp và lực lượng cơ giới với sự yểm trợ của không quân và tên lửa tầm xa để nhanh chóng thọc sâu vào vùng hậu cứ phía sau phòng tuyến của địch để chia cắt, phá vỡ hệ thống phòng thủ, hệ thống hậu cần, tiếp liệu, …

Chiến lược Blitzkrieg của Nga có vẻ được thiết lập với rất nhiều sai sót. Theo các chuyên gia đánh giá, Nga đã phạm các ngộ nhận sau :

  • Dân chúng Ukraine sẽ hoan nghênh Nga đến giải phóng và không ủng hộ chính phủ Zelensky
  • Quân đội Ukraine sẽ nhanh chóng bị tràn ngập và đầu hàng
  • Các quốc gia phương Tây sẽ không ủng hộ Ukraine do trước đó bị lún sâu vào cuộc chiến sau khi Mỹ đã rút khỏi Afghanistan và phương Tây e ngại Thế Chiến Thứ 3

Trước ngày Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, Nga chiếm khoảng 7% diện tích lãnh thổ Ukraine. Đây là các vùng Nga đã chiếm trong năm 2014. Chỉ trong 1 tháng sau khi phát động xâm lược vào tháng 2 năm 2022, Nga đã chiếm 30% diện tích lãnh thổ Ukraine bao gồm phía Đông và phía Nam trải dài từ Kherson đến vùng Kharkive. Cùng với đó là các vùng đất phía Bắc kéo dài đến thủ đô Kiev

Tuy nhiên, các mũi tấn công của Nga bị chặn đứng, các cuộc phản công của Ukraine đã giành lại toàn bộ vùng lãnh thổ phía Bắc gần Kiev và tỉnh Kharkiv vùng Đông Bắc cũng như một phần tỉnh Kherson. Các thắng lợi này đã giảm diện tích lãnh thổ bị Nga chiếm đóng xuống còn 17%

Theo tính toán của Trung Tâm CSIS, quân Nga tử trận khoảng 60.00-70.000 người. Tổng số quân thương vong trong 1 năm tham chiến ở Ukraine là khoảng 200.000-300.000 người bao gồm tử trận, thương vong và mất tích. Con số này bao gồm lính chính quy Nga, lính Wagner và các quân sĩ ly khai DPR, LNR . Nga đang chịu số tử trận khoảng 5.000-5.800 binh sĩ / tháng . Con số này cao hơn hàng chục lần so với số tử trận của Nga trong toàn trận chiến Chechnya trong 15 năm là 13.000-25.000 người với tỉ lệ trung bình là 95-185 người / tháng . Trong trận chiến Afghanistan, Nga tổn thất 14.000-16.000 tử vong với trung bình 130-145 người / tháng . Tổng thống Nga Putin đang cho thấy ông ta sẵn sàng chấp nhận mức tổn thất thậm chí còn cao hơn để giành chiến thắng trong trận chiến Nga Ukraine. Với địa thế chính trị hiện tại của Putin ở Nga, chắc chắn sẽ không bị ảnh hưởng gì lớn

Số binh sĩ Nga thiệt mạng trong 1 năm ở Ukraine đã lớn hơn nhiều so với tổng số binh sĩ Nga thiệt mạng trong tất cả các cuộc chiến kể từ sau thế chiến 2 - Russian forces killed Ukraine war more than in all of its wars since World War II combined
Số binh sĩ Nga thiệt mạng trong 1 năm ở Ukraine đã lớn hơn nhiều so với tổng số binh sĩ Nga thiệt mạng trong tất cả các cuộc chiến kể từ sau thế chiến 2 – Russian forces killed Ukraine war more than in all of its wars since World War II combined

Mặc dù số tử vong này kém xa số tử vong của quân Nga trong thế chiến 2 là vào khoảng 8-11 triệu binh sĩ. Tuy nhiên, khi đó Nga là bị Đức tấn công và quân Nga khi đó chiến đấu vì sự tồn vong của quốc gia. Còn trong cuộc chiến Nga Ukraine thì Nga lại là kẻ đi xâm lược quốc gia khác

Trong chiến tranh thông thường và đặc biệt là các cuộc chiến tranh chớp nhoáng, lợi thế về quân số, vũ khí, nền kinh tế quốc gia chưa chắc đảm bảo chiến thắng. Điển hình là trận hải chiến Nga Nhật 1904-1905, cuộc chiến 6 ngày giữa Isarel và khối Ả Rập, … Tuy nhiên, trong cuộc chiến tiêu hao, bên nào mạnh hơn sẽ có lợi thế cho cuộc chiến lâu dài và tốn kém. Tuy nhiên, bên yếu thế vẫn có thể bù đắp những yếu điểm này nếu có những sự cải tiến nhằm chiến đấu hiệu quả hơn kẻ mạnh

Cải tiến quân sự

Có vài yếu tố có thể giải thích hiệu quả tác chiến trong mô hình chiến tranh quy ước. Đó là sự kết hợp giữa con người và vũ khí của các bên, bao gồm : quân số, trình độ tác chiến, số lượng vũ khí, mức độ hiện đại của vũ khí, … Ngoài ra còn có yếu tố chiến thuật, chiến lược, tinh thần chiến đấu, khả năng chỉ huy, khả năng phối hợp giữa các binh chủng, … Do đó rất khó dự đoán kết quả của trận chiến sẽ có kết cục ra sao

Việc cải tiến quân sự là 1 trong các yếu tố then chốt để đạt đến thắng lợi. Việc cải tiến quân sự liên quan đến việc cải tiến thiết bị quân sự, hình thức chiến đấu, phương thức tác chiến, … nhằm gia tăng hiệu quả tác chiến . Việc cải tiến có thể tiến hành trên toàn diện quân đội hoặc giới hạn ở một số lĩnh vực hoặc một số đơn vị, một số khâu vận hành, …

Việc Ukraine tiến hành cải tiến quân đội có thể giải thích vì sao Ukraine đã khắc phục những bất lợi về quân sự trước Nga mặc dù điều này chỉ là một trong các yếu tố góp phần giúp Ukraine trụ vững trước sự tấn công của Nga. Tinh thần hăng hái tác chiến, sự lãnh đạo về chính trị, về quân đội, … của tổng thống Ukraine Zelensky, chiến lược và chiến thuật tác chiến, sự điều động các đơn vị quân đội Ukraine, sự hỗ trợ của phương Tây, … tất cả đều rất quan trọng. Tuy nhiên, sự cải tiến quân đội của Ukraine đã gia tăng mạnh mẽ các yếu tố trên để chuyển một quân đội yếu kém như Ukraine thành 1 lực lượng đủ sức đối chọi với quân xâm lược Nga 

Xem lại : Cuộc chiến tiêu hao trên chiến trường Nga UkraineAttrition in Russia Ukraine war – P1

Xem tiếp : Cuộc chiến tiêu hao trên chiến trường Nga UkraineAttrition in Russia Ukraine war – P3

 

https://www.csis.org/analysis/ukrainian-innovation-war-attrition

Leave A Reply

Your email address will not be published.