Nga dùng UAV Shahed 131 của Iran để phá hệ thống điện, công trình dân sự Ukraine

0 281

UAV tự sát Nga được cho là phiên bản Shahed 136 là cải tiến từ Shahed 131 do Iran cung cấp, được trang bị đầu đạn cải tiến với nhiều đầu nổ, nhằm gây thiệt hại tối đa, phá hệ thống điện, công trình dân sự ở Ukraine

Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR) có trụ sở tại Anh hôm 10/2 công bố kết quả phân tích đầu đạn chưa nổ thu được từ máy bay không người lái (UAV) Nga rơi tại tỉnh Odessa, miền nam Ukraine, hồi cuối năm ngoái. Chiếc UAV dường như là mẫu UAV Geran-1, được cho là phiên bản nội địa Nga của dòng Shahed-131 do Iran phát triển.

Kết quả phân tích cho thấy đầu đạn gắn trên UAV Shahed-131 có chiều dài gần 60 cm, được cải tiến đáng kể so với đầu đạn thông thường.  Đầu nổ trên UAV Shahed còn được ứng dụng đầu nổ định hình khi trên thân đầu nố này là 18 đầu nổ xuyên giáp tự định hình khi nổ – Explosively formed penetrator  (EFP) bao quanh phần giữa thân thiết bị, tạo thành vùng sát thương 360 độ quanh điểm rơi của UAV.

Đầu đạn của UAV Shahed-131/136 với 2 lớp mảnh kim loại và 18 18 đầu nổ xuyên tự định hình (EFP) - Russian UAV Shahed-131/136 with 18 smaller shaped charges and 2 Fragmentation matrix layers
Đầu đạn của UAV Shahed-131/136 với 2 lớp mảnh kim loại và 18 18 đầu nổ xuyên tự định hình (EFP) – Russian UAV Shahed-131/136 with 18 smaller shaped charges and 2 Fragmentation matrix layers

Đầu nổ EFP là vũ khí ứng dụng nguyên lý nổ lõm, gồm ống kim loại nhồi đầy thuốc nổ với một đầu được hàn kín, đầu còn lại hướng về mục tiêu được lắp một đĩa kim loại lõm, thường làm từ thép hoặc đồng. Khi được kích hoạt, khối thuốc nổ sẽ biến đĩa kim loại thành hình một đầu đạn và bắn nó đi với tốc độ lên tới 5.760 km/h.

Đầu đạn EFP có thể phóng đi rất xa, xuyên phá lớp giáp thép dày bằng một nửa đĩa kim loại ban đầu, đủ sức tiêu diệt nhiều loại thiết giáp hiện đại, kể cả xe tăng chiến đấu chủ lực.

Trên thân đầu đạn nổ của UAV Shahed-136 còn có 2 khối mảnh kim loại bọc ngoài nằm ở phần đầu và phần cuối của đầu đạn nổ. Mỗi phần kimloại bọc ngoài có 11 lớp mảnh kim loại nhỏ xếp chồng lên nhau và theo kiểu răng cưa bao quanh khối đầu đạn nổ. Khi đạn phát nổ sẽ làm văng hàng nghìn mảnh kim loại ra khắp nơi với mục đích chống mục tiêu là con người hoặc các mục tiêu không có giáp dày bảo vệ.

Đầu đạn của UAV Shahed-131/136 với 2 lớp mảnh kim loại để chống mục tiêu là con người - Russian UAV Shahed-131/136 with 2 Fragmentation matrix layers for anti-peronnel targets
Đầu đạn của UAV Shahed-131/136 với 2 lớp mảnh kim loại để chống mục tiêu là con người – Russian UAV Shahed-131/136 with 2 Fragmentation matrix layers for anti-peronnel targets

Chuyên gia Damien Spleeters nhận xét.

“Với kiểu thiết kế đầu đạn như thế, việc phá hoại của các UAV Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine rõ ràng đã gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với thời gian ban đầu”,

Nhà điều hành năng lượng Ukraine Ukrenergo hồi tháng 10/2022 nói rằng khoảng 40% nguồn cung điện của nước này đã bị vô hiệu hóa do các đòn tập kích của Nga.

“Thiệt hại xảy đến nhanh hơn nhiều so với tốc độ sửa chữa. Người dân Ukraine nhiều khả năng phải sống chung với tình trạng cắt điện đến hết tháng 3”, Sergey Kovalenko, giám đốc điều hành tập đoàn cung cấp năng lượng Yasno, thừa nhận.

Cho đến nay, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đều lên tiếng phản đối việc Nga tấn công hàng loạt vào các công trình dân sự ở Ukraine một cách có chủ đích nhằm buộc người dân Ukraine quy hàng

Leave A Reply

Your email address will not be published.