Châu Âu thử nghiệm tên lửa chống hạm Sea Venom

0 94

Anh và Pháp vừa hợp tác tên lửa chống hạm Sea Venom – Sea Venom anti-ship missile . Đây là vũ khí được phát triển chung của theo hiệp ước Lancaster House năm 2010 và bước đầu thử nghiệm đã cho thấy những thành công nhất định 

Theo nguồn tin được tiết lộ cho biết, tên lửa chống hạm Sea Venom do tập đoàn MBDA Systems sản xuất vừa được thử nghiệm lần thứ tư ở bãi thử French DGA thuộc khu vực Ile du Levant vào ngày 20 tháng 2 nhưng các tin tức đầu tiết chỉ được tiết lộ vào thứ 6 tuần trước. Dựa theo nguồn tin cho biết, nhà sản xuất đã dùng 1 chiếc trực thăng Dauphin được lắp đặt tên lửa chống hạm Sea Venom. Trực thăng đã tiến hành các thao tác như bay sát mặt nước để tránh radar, bay ngoặt gấp để tránh đạn phòng không, khóa mục tiêu và phóng tên lửa chống hạm, … Bản báo cáo cho biết : “Tên lửa Sea Venom đã đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao”

Hiện chưa có nhiều thông tin chính thức về tên lửa Sea Venom, chỉ biết rằng đây là tên lửa chống hạm hạng nhẹ Anti-Navire Léger (ANL, Light Anti-ship Missile), có trọng lượng 115-120Kg, dài 2.5m, mang đầu nổ 30Kg. Tên lửa có thể được phóng ở tốc độ siêu thanh và tầm xa đạt 19km. Hiện chưa biết độ chính xác của tên lửa và cự ly tối đa nhất có thể. Tuy nhiên, bản báo cáo cho biết, tầm xa của tên lửa vượt ngoài các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện tại

Hiện có 2 phiên bản của tên lửa Sea Venom bao gồm : 1 phiên bản là khóa mục tiêu sau khi bắn – Lock on after launch (LOAL) và phiên bản khóa mục tiêu trước khi bắn – lock on before launch (LOBL). Các tên lửa này đều sử dụng cơ chế tự động dẫn đường bằng các thiết bị tìm kiếm hình ảnh bằng sóng hồng ngoại

Pháp dự kiến sử dụng các tên lửa Sea Venom để trang bị cho các trực thăng Guépard Light Joint Helicopter hay còn gọi là trực thăng HIL, còn Anh dự kiến sẽ thay thế các tên lửa Sea Skua trên các trực thăng AW159 Wildcat . Mục tiêu tấn công của tên lửa chống hạm Sea Venom là những chiếc tàu các tàu cỡ nhỏ như tàu phóng ngư lội, khu trục hạm cỡ nhỏ, hộ tống hạm, … Bên cạnh đó, tên lửa Sea Venom còn có thể được dùng để tấn công các mục tiêu trên bờ như trạm radar, đài chỉ huy, …

Tên lửa Sea Venom do tập đoàn MBDA Systems sản xuất. Đây là công ty hình thành bởi sự hợp tác của các hãng BAE Systems, Airbus and Leonardo. Hợp đồng sản xuất tên lửa được ký kết bởi Anh và Pháp có tổng trị giá 630 triệu usd và dự kiến chính thức đi vào sử dụng vào năm 2021

Leave A Reply

Your email address will not be published.