Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá
Admin xin lược dịch bản báo cáo của Quốc Hội Mỹ vào ngày 21 tháng 5 năm 2020 về Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá quân đội của nước này trong bối cảnh căng thẳng biển Đông ngày càng nghiêm trọng – China Navy modernization plan
Trong những năm vừa qua, Hải Quân Trung Quốc (PLAN) và chương trình hiện đại hoá quân đội của nước này đã trở thành tâm điểm hàng đầu của nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đặc biệt là khi những xung đột và tranh chấp trên biển Đông diễn ra ngày càng nhiều hơn và quyết liệt hơn
LỜI GIỜI THIỆU
Admin xin lược dịch bản báo cáo của Quốc Hội Mỹ vào ngày 21 tháng 5 năm 2020
Hải Quân Trung Quốc PLAN bắt đầu chương trình hiện đại hoá từ những năm 1990 và ngày nay đã trở thành thế lực quân sự lớn đứng đầu Châu Á. Tuy nhiên, lực lượng nước này mới chỉ ở mức tác chiến gần bờ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Tập Cận Bình trở thành Chủ Tịch nước Trung Quốc và ra lệnh cải cách, hiện đại hoá quân đội, Trung Quốc bắt đầu chương trình hiện đại hoá hải quân theo hướng tác chiến xa bờ, tăng cường sự hiện diện ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, …
Mỹ đã bắt đầu nhìn nhận Trung Quốc đã trở thành mối đe doạ chính kể từ sau Cuộc Chiến Tranh Lạnh và cũng quốc gia mà Mỹ luôn quan tâm để hình thành các chiến lược đối phó và cũng là đối tượng tiêu tốn ngân sách đối phó nhiều nhất vượt qua cả Nga
Chương trình hiện đại hoá của Trung Quốc được thực hiện đa dạng, trên nhiều nền tảng, vũ khí và nhiều chương trình khác nhau, bao gồm : Tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBMs) , Tên lửa hành trình chống hạm (ASCMs), tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay, máy bay không người lái, hệ thống hỗ trợ C4ISR (Chỉ Huy, Điều Khiển, Liên Lạc, Máy Tính, Tình Báo, Vệ Tinh, Giám Sát)
Ngoài ra, Hải Quân Trung Quốc cũng đẩy mạnh cải tiến các công tác bảo trì, bảo dưỡng, hậu cần, các học thuyết quân sự, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo binh sĩ
Mục tiêu của chương trình hiện đại hoá Hải Quân nhằm gây sức ép và giải quyết vấn đề đảo Đài Loan, đảm bảo vùng Đặc Quyền Kinh Tế trong vòng 200 dặm ( EEZ ) , bảo vệ tuyến đường biển và giao thông của Trung Quốc (SLOCs) , đặc biệt là kết nối biển Hoa Nam Trung Quốc và vùng biển thuộc vịnh Persian , thay thế Mỹ trở thành thế lực quân sự chủ yếu ở trong khu vực cũng như những nơi quan trọng trên thế giới
Chính quyền Trung Quốc đang muốn Hải Quân Trung Quốc có thể trở thành sức mạnh thật sự, có khả năng thực hiện nhiệm vụ Chống Tiếp Cận / Hình thành khu vực không thể xâm nhập (A2 / AD) . Nghĩa là lực lượng có thể ngăn chận sự can thiệp của Mỹ mỗi khi xảy ra xung đột với Đài Loan hoặc các tranh chấp trên biển, nếu thất bại với mục tiêu đó, lực lượng này cũng có khả năng gây cản trở, làm chậm trễ, giảm hiệu quả của các lực lượng can thiệp của Mỹ . Ngoài ra, mục tiêu của Trung Quốc cũng là đảm bảo an ninh cho các giao thông đường biển, di tản người Hoa từ các khu vực khác, thực hiện các công tác cứu trợ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, … (HA / DR)
Trong bản báo cáo này cũng sử dụng nhiều thông tin chưa được phổ biến của Bộ Quốc Phòng Mỹ (DOD), Cục Tình Báo Quốc Phòng (DIA), Tình Báo Hải Quân Mỹ (ONI), …
PHẦN 1 : CỤC DIỆN HIỆN TẠI
Chương trình hiện đại hoá Hải Quân Trung Quốc bắt đầu từ những năm đầu 1990 và đến nay đã hơn 25 năm. Đến nay, Trung Quốc đã là thế lực quân sự mạnh nhất ở Châu Á. Chỉ trong vài năm vừa qua, Hải Quân Trung Quốc đã vượt Hải Quân Mỹ về số lượng tàu chiến mặc dù còn kém xa về chất lượng. Theo tình báo của Hải Quân Mỹ (ONI) , đến cuối năm 2020, Hải Quân Trung Quốc sẽ có 360 tàu chiến các loại so với con số 297 của Hải Quân Mỹ vào cuối năm tài khoá 2020. ONI cũng suy đoán, Trung Quốc sẽ có 400 chiếc tàu vào năm 2025 và 425 chiếc vào năm 2030
Các tàu chiến, máy bay, tên lửa, … của Trung Quốc đã hiện đại hơn rất nhiều so với các vũ khí mà Trung Quốc đã sở hữu vào những năm 1990. Các vũ khí này ngày nay đã tương đương với vũ khí của các quốc gia phương Tây. Tình Báo Hải Quân Mỹ cho biết :
“Một số thiết kế và chất liệu của tàu chiến của Trung Quốc đã tương đương so với Hải Quân Mỹ. Trung Quốc cũng đang nhanh chóng lấp dần khoảng cách vũ khí của 2 quốc gia này”
Hiện tại, Trung Quốc đã không còn tập trung để gia tăng số lượng tàu chiến, tên lửa, máy bay, … mà nghiêng về gia tăng chất lượng và hiệu năng chiến đấu. Hoàn toàn khác so với Mỹ, Trung Quốc không công bố công khai số lượng tàu chiến đang biên chế, số lượng tàu dự kiến cần đóng thêm, kế hoạch triển khai, số tàu thải loại, …
Mặc dù chương trình hiện đại hoá đã làm gia tăng sức mạnh của Hải Quân Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khuyết điểm đang bộc lộ chẳng hạn sự phối hợp tác chiến với các binh chủng khác, công tác chống tàu ngầm, xác định mục tiêu ở cự ly xa, … và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Trung Quốc vẫn nhận ra điều đó và đang ra sức khắc phục những nhược điểm này
Ngoài ra, Trung Quốc đang gia tăng lực lượng cảnh sát biển và lực lượng Dân Quân Hải Quân sử dụng các tàu đánh cá. Trung Quốc chủ yếu sử dụng lực lượng này để tăng cường sự hiện diện và kiểm soát các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khi lực lượng Hải Quân chính quy đóng vai trò hậu thuẫn phía sau
Xem tiếp : Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá – P2