Máy bay F-4 Phantom Con Ma sau 60 năm vẫn tung hoành – F-4 fighters still roams the skies

0 561

Máy bay F-4 Phantom hay còn gọi là F-4 Con Ma là máy bay tiêu biểu của máy bay thế hệ thứ 3 và là biểu tượng của chiến tranh Việt Nam sau 60 năm vẫn tung hoành trên bầu trời – F-4 Phantom fighter jet still roams the skies after 60 years

Máy bay F-4 Phantom của hãng McDonnell Douglas được xem là một trong các máy bay huyền thoại , bắt đầu được đưa vào phục vự từ những năm 1960 và đến nay đã có hơn 5.000 máy bay F-4 được sản xuất. Đến nay vẫn còn vài trăm chiếc tiếp tục phục vụ trong một số quốc gia

Các thông số dữ liệu của máy bay F-4 Phantom khi so sánh với máy bay kế tục là chiếc F-15 Eagle mà cho đến nay vẫn chưa bắn rơi bất cứ một máy bay đối thủ nào lại bị đánh giá rằng F-4 là một máy bay có thiết kế cục mịch, động cơ kém cõi và hệ thống vũ khí tồi tệ. Điều này thật không công bằng với máy bay F-4. Các lỗi thiết kế cơ bản của máy bay F-4 đã được khắc phục vào những năm 1970 và những cải tiến sau đó về hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí , … điển hình là những chiếc F-4 trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã cho thấy chúng có khả năng tương đương các máy bay F-15 Eagle nhưng với mức chi phí thấp hơn rất nhiều

Thử lửa

Khi những chiếc máy bay F-4 Pham tom – F-4 Phantom fighter đầu tiên ra đời vào năm 1958, chúng đã làm nên sự cách mạng về thiết kế khi đó và chúng đã thiết lập những kỷ lục về bay. Trọng lượng khi không tải khoảng 14 tấn, các máy bay F-4 được trang bị hai động cơ J79 cho phép đạt tốc độ lên đến Mach 2 tức gấp 2 lần tốc độ âm thanh

Các máy bay F-4 Phantom đầu tiên có thể mang đến 8 tấn vũ khí, tức gần gấp 3 lần khả năng của chiếc B-17 trong thế chiến thứ 2 . Viên phi công ngồi phía sau có thể tập trung điều khiển hệ thống radar, hệ thống liên lạc, hệ thống vũ khí, … trong khi phi công chính ở phía trước có thể chuyên tâm điều khiển máy bay

Về sau, các máy bay F-4 có thể hai phiên bản, được sử dụng từ các căn cứ trên mặt đất và từ các tàu sân bay. Các máy bay F-4 được dùng trong cả Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến. Đây là chiếc máy bay đầu tiên phục vụ trong cả binh chỉnh và sau này chỉ có máy bay F-35 mới làm được điều này

Tuy nhiên, khi đối đầu với các máy bay MIG-17 và đặc biệt là máy bay MIG-21 của Không Quân Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, các máy bay F-4 Con Ma lại không chứng tỏ được nhiều ưu thế. 

Trong chiến tranh Triều Tiên, tỉ lệ máy bay đối phương bị bắn hạ so với sự tổn thất của máy bay Mỹ trong các cuộc không chiến thường ở tỉ lệ 6:1 đến 9:1. Tuy nhiên, trong chiến tranh Việt Nam, tỉ lệ này chỉ ở 2:1 (bao gồm tất cả các máy bay khác ngoài F-4)

Khiếm khuyết lớn nhất thời đó là máy bay F-4 thiếu các khẩu pháo, vũ khí chính trong các cuộc không chiến là tên lửa lần đầu tiên được sử dụng. Máy bay F-4 khi đó được trang bị tên lửa AIM-7 Sparrow sử dụng đầu dò radar và tên lửa tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder và phiên bản cũ hơn là AIM-4 Falcon. Bộ Chỉ Huy Không Quân Mỹ khi đó đã không nhận ra rằng các tên lửa không đối không thời đó rất kém cõi. Các nghiên cứ cho thấy, các tên lửa trong chiến tranh Việt Nam có rất nhiều lỗi, 45% tên lửa AIM-7 Sparrow và 37% tên lửa AIM-9 Sidewinder đều mắc lỗi không bắn được hoặc không khóa được mục tiêu. Tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu của 2 loại tên lửa này chỉ đạt lần lượt là 8% và 15% . Tên lửa AIM-4 Falcon thậm chí còn tệ hơn và Lầu Năm Góc đã loại bỏ tên lửa này

Các máy bay MIG-21 được trang bị cả pháo lẫn tên lửa có tốc độ nhanh hơn và linh hoạt hơn các máy bay F-4 Phantom trong chiến tranh Việt Nam. Điều tệ hại hơn cả là các phi công F-4 không được huấn luyện kỹ thuật cận chiến, họ được đào tạo để tác chiến từ xa với tên lửa không đối không. Động cơ J-7 thường xả khói đen cùng với kích cỡ lớn khiến các máy bay F-4 dễ bị radar phát hiện từ xa thậm chí bằng mắt thường.

Trong thời gian này, Liên Xô và Trung Quốc vừa viện trợ vũ khí, vừa cử các chuyên gia sang cố vấn huấn luyện. Do đó, Bộ Chỉ Huy Không Quân Mỹ do e ngại bắn nhầm máy bay của Không Quân Trung Quốc hoặc Liên Xô sẽ dẫn đến cuộc chiến lan rộng nên họ đưa ra điều luật nghiêm cấm các phi công bắn khi không xác định rõ mục tiêu bằng mắt thường, điều này khiến mất lợi thế tầm xa của tên lửa

Cải tiến

Tuy nhiên, các cải tiến cả về tên lửa lẫn máy bay F-4 đã khiến máy bay này chiếm lại ưu thế. Một số đơn vị F-4 được lắp các khẩu pháo bên ngoài. Đến phiên bản máy bay F-4E Phantom, các máy nay  đã được trang bị pháo M161 Vulcan gắn bên trong. Năm 1972, thiếu tá phi công Phil Handley đã bắn rơi 1 máy bay MIG-19, đây là máy bay duy nhất bị bắn hạ bằng pháo trong một trận không chiến ở tốc độ siêu thanh

Các máy bay F-4 của Không Quân Mỹ bắt đầu được lắp các tấm gập giảm tốc ở cánh, điều này tăng thêm sức cơ động cho các máy bay , các động cơ J79 thế hệ mới đã giúp giải quyết vấn đề xả khói đen

Hải Quân Mỹ, trái lại, đã tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ thuật tác chiến ở cự ly gần với chương trình Top Gun được tổ chức từ năm 1968. Kể từ đó, các phi công của Hải Quân Mỹ đã bắn hạ 40 máy bay của Bắc Việt mà chỉ mất 7 máy bay trong các trận không chiến

Dựa trên máy bay F-4, Không Quân Mỹ đã phát triển thêm 2 phiên bản, đó là máy bay trinh sát RF-4 chuyên trinh sát, chụp không ảnh và máy bay F-4 Wild Seal đặc trách săn lùng và tiêu diệt các dàn tên lửa phòng không

Trận đánh cuối cùng của máy bay F-4 là trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc –  Operation Desert Storm. Sau đó, các máy bay F-4 bắt đầu được cho nghỉ hưu từ năm 1996. Lầu Năm Góc đã cho cải biên 1 số máy bay F-4 sang thành phiên bản QF-4 để làm mục tiêu trong các cuộc huấn luyện

Máy bay F-4 ở khu vực Trung Đông

Ở Trung Đông, máy bay F-4 đã được biên chế cực kỳ rộng rãi và được sử dụng đại trà, điển hình là ở Israel. Trong cuộc chiến ở Bán Đảo Ả Rập – War of Attrition từ năm 1969, các máy bay F-4 của Không Quân Israel đã bắn rơi 116 máy bay của Syria và Ai Cập. Trong ngày đầu giao tranh của chiến dịch Yom Kippur War  – Yom Kippur War , 28 máy bay MIG của Ai Cập đã tấn công căn cứ không quân Ofir Air Base của Israel. Chỉ có 2 máy bay F-4 của Israel kịp thời nghênh chiến những cũng đã bắn rơi đến 7 máy bay của Ai Cập

Các mục tiêu chính của máy bay F-4 Phantom của Israel và cũng là đối thủ lợi hại nhất, đó chính là các tên lửa SAM. Tên lửa SAM của liên quân Ả Rập đã bắn hạ đến 36 máy bay F-4 của Israel

Bản hùng ca của máy bay F-4 Phantom của Israel diễn ra vào năm 1982 khi Israel mở chiến dịch Mole Cricket 19 – operation Mole Cricket 19 tấn công vào Lebanon. Các máy bay F-4 được các máy bay F-15 và F-16 hộ tống đã phá hủy toàn bộ 30 khẩu đội tên lửa SAM của Syria trong khu vực thung lũng Bekaa – Bekaa Valley chỉ trong một ngày mà không thiệt hại một chiếc máy bay nào

Trước khi diễn ra cuộc Cách Mạng Iran – Iranian Revolution, Iran đã mua của Mỹ 225 máy bay F-4 và các máy bay này là lực lượng xương sống trong Không Quân Iran để chống các máy bay MIG của Iraq trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq

Trong thế kỷ 21

Các máy bay F-4 vẫn còn được sử dụng nhưng số lượng không nhiều và dần bị các máy bay F-15 chiếm chổ. Các máy bay F-15 ra đời vào năm 1975 và là máy bay thế hệ thứ 4. Chúng được đánh giá là máy bay chiến đấu hạng nặng, linh hoạt, 2 chổ ngồi và có khả năng cận chiến

Các máy bay F-15 và F-16 đã đụng trận trong cuộc chiến Lebanon năm 1982, hơn 80 máy bay MIG thế hệ thứ 3 của Syria đã bị bắn hạ . Ưu thế của máy bay thế hệ thứ 4 được tái khẳng định trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Không Quân Iraq đã mất 33 máy bay thế hệ thứ 3 mà chỉ bắn hạ được một máy bay F/A-18 Hornet thế hệ thứ 4

Để tiếp tục sử dụng các máy bay F-4, nhiều quốc gia đã tiến hành nâng cấp bằng cách ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới lên máy bay này. Điển hình là các máy bay F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, bằng cách lắp các hệ thống radar Pulse – Doppler , các tên lửa hiện đại như tên lửa AIM-120C AMRAAM có tầm bắn 95km, tên lửa AGM-65 Maverick có độ chính xác cao hay các tên lửa tầm nhiệt Sidewinder, … Với các nâng cấp này, các máy bay F-4 có khả năng không hề thua kém các máy bay thế hệ 4 như F-15 và Su-27

Dần dà về sau, các máy bay F-4 Phantom tiếp tục được trang bị nón phi công Heads Up Displays (HUDs) giúp các phi công không cần nhìn lên bàn điều khiển. Không Quân Đức đã sử dụng các máy bay F-4F đến tận năm 2013 và đã bảo quản chúng để phòng trường hợp tái sử dụng. Phi Đoàn Chiến Đấu Cơ số 17 của Hàn Quốc vẫn còn 71 chiếc F-4E, Nhật Bản vẫn còn dùng hơn 70 chiếc máy bay F-4EJ Kai

Đi tiên phong trong việc nâng cấp các máy bay F-4E là Israel với phiên bản F-4E Kurnass 2000 hay F-4E Sledgehammer 2000 . Mặc dù đến năm 2004, Isral đã cho F-4 nghỉ hưu nhưng các tập đoàn vũ khí của Israel vẫn giúp Hy Lạp nâng cấp 41 chiếc máy bay F-4 lên thành phiên bản F-4E Peace Icarus 2000 và tiến hành nâng cấp các chiếc F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ lên phiên bản F-4 Terminator 2020

Các máy bay F-4 Terminator 2020 có khả năng sử dụng các vũ khí hiện đại nhất như bom Paveway, tên lửa chống bức xạ HARM, tên lửa không đối đất Popeye nặng 1.400 Kg. Các máy bay F-4 Terminator 2020 đã được dùng để tấn công lực lượng người Kurd – Kurdish PKK ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015 và 2016

Không Quân Iran đến năm 2009 vẫn còn sử dụng 76 máy bay F-4D và F-4E và 6 máy bay trinh sát RF-4. Iran cũng đã cho nâng cấp các máy bay này để có thể sử dụng các tên lửa hiện đại do Nga và Trung Quốc cung cấp. Tháng 12 năm 2014, các máy bay F-4 của Iran đã oanh kích lực lượng Hồi Giáo ở tỉnh  Diyala của Iraq và nhiều lần khiêu khích các máy bay tuần tra của Mỹ ở vùng vịnh Ba Tư

Các máy bay F-4 sau khi nâng cấp không chứng tỏ được sự ưu việt hơn các máy bay sau này. Tuy nhiên, chúng chứng tỏ có khả năng tải trọng cao hơn . Các máy bay F-4 cũng đã chứng tỏ sự lợi hại và khả năng thích nghi cao độ khi chúng vẫn có thể nâng cấp và kéo dài thời gian sử dụng. Không ai nghĩ rằng những máy bay từ năm 1958 vẫn còn được phục vụ và tiếp tục tung hoàng hơn 60 năm sau đó

 

 

 

 

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.