Vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee : Tôi xử bắn bất cứ ai tham nhũng dù chỉ 1 đồng

18

Vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee làm nhiều người ngỡ ngàng . Ông Park nổi tiếng với câu nói ” Tôi xử bắn bất cứ ai tham nhũng dù chỉ 1 đồng” và đưa đất nước Hàn Quốc từ đống đổ nát để vươn lên tầm thế giới 

Bữa tối cuối cùng 

Theo báo Hàn Quốc Korea Times, Vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee xảy ra vào tối ngày 26/10/1979, buổi tối hôm đó chỉ là bữa ăn tối bình thường tại phủ tổng thống bao gồm : Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (KCIA) Kim Jae-kyu, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Kim Gae-won, và vệ sĩ trưởng Cha Ji-chul. Ngoài ra còn có 2 nữ ca sĩ là ca sĩ Shim Soo-bong và Shin Jae-soon được mời đến để hát giúp vui. Họ biểu diễn bài “Người đó năm ấy” – ca khúc sau này được xem là gắn với biến cố lịch sử đẫm máu của tối hôm đó.

Giám đốc KCIA Kim Jae-gyu sinh năm 1924 và học cùng chung Học viện Quân sự Đại Hàn Dân Quốc – Army college với ông Park Chung-hee. Sau này, Kim trở thành Chánh Thư Ký cho ông Park . Năm 1963 ông trở thành sư đoàn trưởng sư đoàn 6 và sau đó được lệnh trấn áp phong trào sinh viên phản đối Hiệp Định Nhật Hàn vào năm 1964

Năm 1968, Kim trở thành chỉ huy lực lượng An Ninh Quân Đội – Army Security Command – đơn vi có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống Park. 

Năm 1976, Kim được Park cử làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc – Korean Central Intelligence Agency (KCIA) , một trong những cơ quan quyền lực nhất của Hàn Quốc . Đây là cơ quan được thành lập năm 1961 nhằm tiến hành các hoạt động gián điệp, tình báo, .. cả trong và ngoài nước nhằm chống Bắc Triều Tiên. Cơ quan này được trao quyền nghe lén điện thoại, khám xét, bắt giữ, … các nghi phạm mà không cần lệnh của Tòa Án

Mối quan hệ giữa Kim và Cha Ji-chul, vệ sĩ trưởng kiêm cố vấn thân cận nhất của ông Park vốn không tốt đẹp và có nhiều hiềm khích

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm

Trong lúc dùng bữa, câu chuyện dần chuyển sang các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra khắp nơi, đặc biệt là sau khi lãnh đạo đối lập Kim Young-sam (người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc) bị trục xuất khỏi Quốc hội. Ông Park, với thái độ khó chịu, chất vấn Kim Jae-kyu về việc KCIA đã không dự báo được tình hình, theo Korea Times.

Kim trả lời rằng những người tham gia biểu tình không phải là “phần tử bất hảo” như trước đây vẫn bị cáo buộc, mà là những công dân bình thường, phản ánh bất mãn lan rộng trong xã hội.

Cuộc tranh cãi trở nên căng thẳng khi ông Park nhắc đến khả năng sử dụng biện pháp bạo lực để trấn áp. Cha Ji-chul lên tiếng, so sánh tình hình với nước ngoài và khẳng định “dù có một hoặc hai triệu người chết, chính quyền vẫn đứng vững”. Phát biểu này khiến Kim Jae-kyu, vốn đã bức xúc với Cha, tỏ ra không thể kiềm chế được nữa.

Hành động bộc phát

Khoảng 7h40 tối, Kim Jae-kyu rời phòng ăn, ra lệnh cho các cận vệ KCIA ở bên ngoài, sẵn sàng nổ súng hạ nhân viên an ninh của ông Park nếu nghe thấy tiếng súng trong phòng ăn.

Kim trở lại với một khẩu súng ngắn giấu trong người. Sau khi tranh cãi tiếp tục nổ ra, Kim bất ngờ rút súng bắn Cha Ji-chul, khiến Cha bị thương ở tay. Kim sau đó nhắm vào ông Park và bắn một phát trúng ngực.

Cha Ji-chul cố gắng chạy vào nhà vệ sinh để trốn. Ở bên ngoài, nhân viên an ninh của ông Park và cận vệ KCIA giao chiến, dẫn đến ba nhân viên an ninh bị bắn chết.

Có một sự cố xảy ra là khẩu súng của Kim bị kẹt đạn. Kim ra ngoài lấy một khẩu súng khác từ cận vệ, quay lại bắn chết Cha Ji-chul bằng phát đạn vào bụng và kết liễu ông Park bằng một phát súng sau tai phải.

Tổng thống Park Chung-hee qua đời tại hiện trường, chấm dứt gần hai thập kỷ lãnh đạo đất nước.

Hậu quả chính trị

Vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ phát triển nhanh và rực rỡ nhất của Hàn Quốc. Dưới thời ông, Hàn Quốc từ một quốc gia nghèo đói đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, được mệnh danh là “kỳ tích sông Hàn”. Tuy nhiên, ông Park cũng bị chỉ trích vì các chính sách khắc nghiệt và sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực.

Kim Jae-kyu bị lực lượng an ninh Hàn Quốc bắt giữ ngay trong đêm. Kim không tìm cách chạy trốn mà chỉ gọi một chiếc taxi rời khỏi hiện trường. Cuộc điều tra sau đó kết luận hành động của Kim mang tính bộc phát hơn là một âm mưu đảo chính có tổ chức. Việc khẩu súng của Kim bị kẹt đạn là một trong những tình tiết khiến người ta nhận định đây là hành động bộc phát chứ không phải được chuẩn bị kỹ từ trước, Korea Times dẫn thông tin lưu trữ của chính phủ Hàn Quốc.

Kim bị xử tử vào ngày 24/5/1980, cùng với bốn nhân vật khác trong KCIA, những người liên quan trực tiếp đến vụ ám sát.

Chánh văn phòng Kim Gae-won, người cũng có mặt tại hiện trường, bị nghi ngờ biết trước kế hoạch của Kim nhưng không ngăn cản. Tuy nhiên, ông được miễn tội đồng lõa và được ân xá sau đó.

Vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee khiến nhiều người dân Hàn Quốc tiếc nuối. Park Chung-hee là người đầu tiên trong loạt bài “những nhân vật có ảnh hưởng nhất đến Hàn Quốc” được nhật báo Korea Times đăng tải. Cuộc bình chọn được Gallup tổ chức năm 2015, 44% dân Hàn xem ông là tổng thống vĩ đại nhất lịch sử Hàn Quốc.

Sau chiến tranh Triều Tiên, đất nước Hàn Quốc đắm chìm trong nghèo khó. Tăng trưởng kinh tế gần như con số 0. Trong 18 năm cầm quyền, Park Chung-hee đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng, ưu tiên đẩy mạnh sản xuất,..  Kết quả đã đưa thu nhập bình quân đầu người dân Hàn Quốc từ 94 USD/năm (1961) lên đến 1.784 USD/năm vào năm 1979. Năm 2019, GDP đầu người của Hàn Quốc đạt 38.416 USD/năm, đứng hạng 28 trên thế giới. Ông nổi tiếng về chống tham nhũng và tuyên bố :”Tôi xử bắn bất cứ ai tham nhũng dù chỉ 1 đồng”

Sau vụ ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, hơn 2 triệu người Hàn Quốc đã đổ ra đường phố Seoul để đưa quan tài Park Chung Hee đến nghĩa trang quốc gia. 

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.