Nga mua lại linh kiện vũ khí đã bán trước đó – Russia buy back military parts exported
Nga mua lại linh kiện vũ khí đã bán trước đó – Russia buy back military parts exported , điển hình là từ Ấn Độ và Myanmar . Đó là kết quả điều tra của tạp chí Nikkei ở Nhật Bản
Tạp chí Nikkei của Nhật Bản đã khảo sát các số liệu từ cơ quan phân tích số liệu Nhập Khẩu – ImportGenius của Mỹ , số liệu thống kê từ Exim Trade Data của Ấn Độ và nhiều nguồn khác cho thấy Nga mua lại linh kiện vũ khí đã bán trước đó – Russia buy back military parts exported . Theo suy đoán của các chuyên gia phân tích, Nga đang phải dựa vào các linh kiện vũ khí nhập khẩu lại này để cải tiến các vũ khí trong nước để phục vụ cho cuộc chiến Nga Ukraine
Tập đoàn UralVagonZavod chuyên sản xuất xe tăng của Nga đã mua lại lượng linh kiện vũ khí trị giá 24 triệu Usd từ Myanmar trong tháng 12 năm 2022 . Theo mã HS hàng nhập khẩu cho thấy, đó là 6.755 kính viễn vọng và 200 camera quan sát . Hai mặt hàng này được sử dụng trên xe tăng và đã được tập đoàn UralVagonZavod sản xuất và đã được bán cho Myanmar trước đó . Nobuyuki Akatani – sĩ quan thuộc Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản nhận xét :
“Các thiết bị quang học này được dùng để đo cự ly từ xe tăng đến mục tiêu “
Theo ấn bản “Cán Cân Quân Sự năm 2023” – “The Military Balance 2023” của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế – International Institute for Strategic Studies cho thấy Nga đang có khoảng 5.000 xe tăng các loại . Oleg Ignatov – một chuyên gia quân sự thuộc Nhóm Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế – the International Crisis Group của Bỉ cho biết :
“Nga đang có rất nhiều xe tăng T-72 đã lạc hậu, chúng cần hiện đại hoá để sau đó có thể gửi ra chiến trường ở Ukraine . Thiết bị quang học là vấn đề nan giải đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga và họ đang phải nhập khẩu lại chúng”
Nga trước đây phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây về lĩnh vực thiết bị quang học. Hiện tại Nga không thể sản xuất chúng do bị phương Tây cấm xuất khẩu các thiết bị điện tử phục vụ lĩnh vực quân sự
Theo số liệu khảo sát, các mặt hàng thiết bị quang học này được tập đoàn UralVagonZavod xuất cho Myanmar vào năm 2019. Chuyên gia quân sự Kinichi Nishimura cho biết nhiều khả năng đây là các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sử dụng nhưng tỉ lệ cao đến vậy là quá bất thường
Tập đoàn NPK KBM thuộc Cục Thiết Kế Cơ Khí Xây Dựng – Machine-Building Design Bureau là đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất các thiết bị tên lửa đã mua các linh kiện thuộc 6 bộ phận quan sát ban đêm dành cho tên lửa phòng không từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ . Các hàng hoá này được xuất từ Ấn Độ và đến Nga trong giai đoạn tháng 8-tháng 11 năm 2022 . Các bộ phận này được trang bị để tên lửa phòng không có thể hoạt động ban đêm và trong điều kiện ánh sáng yếu. Chúng đã được tập đoàn NPK KBM xuất khẩu cho Ấn Độ năm 2013 và bây giờ Nga đã mua lại chúng
Nhiều đánh giá cho rằng có thể các thiết bị này thuộc dạng bị lỗi và được Nga bảo hành. Tuy nhiên , cơ quan Nikkei bác bỏ các khả năng này vì sau đó Nga không có xuất các sản phẩm tương tự đến Myanmar và Ấn Độ như là sản phẩm bảo hành
Theo Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế Stockholm – Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI) . Nga là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của Nga chiếm 35% doanh số xuất khẩu, Trung Quốc chiếm thứ 2 với 15% và Algeria chiếm thứ 3 với 10%