Chiến dịch Bọ Ngựa Hải Quân Mỹ xóa sổ nửa hạm đội Iran – Operation Praying Mantis 1988

0 202

Chỉ tung 1 phần sức mạnh nhưng chỉ trong nửa ngày tác chiến, chiến dịch Bọ Ngựa thuộc Hạm Đội 5 của Hải Quân Mỹ đã xóa sổ nửa hạm đội Iran vào năm 1988 – Operation Praying Mantis

Quân đội Mỹ mở chiến dịch trả đũa quy mô lớn sau khi tàu hộ vệ tên lửa nước này trúng thủy lôi Iran trên vịnh Ba Tư.

Năm 1980, Iraq phát động chiến dịch quân sự tấn công Iran với nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm tận dụng tình trạng bất ổn sau khi đế chế Shah sụp đổ và ngăn cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran lan sang các quốc gia láng giềng. Hành động này châm ngòi cho Chiến tranh Iran – Iraq kéo dài suốt 8 năm.

Mỹ, Liên Xô và nhiều nước Arab không trực tiếp tham chiến nhưng bày tỏ sự ủng hộ với Iraq, trong khi Iran bị cô lập trên trường quốc tế. Từ tháng 6-1987, các tàu của Mỹ bắt đầu hộ tống các đoàn tàu thương mại ở vùng Vịnh dưới sự điều hành của chiến dịch “Earnest Will” . Ngày 14/4, tàu hộ vệ tên lửa USS Samuel B. Roberts trúng thủy lôi khi đang hộ tống một tàu chở dầu mang cờ Kuwait. Vụ nổ tạo ra lỗ thủng rộng 4,5 m trên thân chiến hạm Mỹ và suýt khiến nó bị chìm. Con tàu được đưa về cảng Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sau đó hai ngày.

Hải quân Mỹ sau đó phát hiện nhiều quả thủy lôi trên vịnh Ba Tư. Mã số của chúng cùng loạt với nhiều quả thủy lôi được tìm thấy trên tàu đổ bộ Iran Ajr hồi tháng 9/1987, cho thấy USS Samuel B. Roberts đã trúng thủy lôi của Tehran. Lầu Năm Góc lập tức lên kế hoạch tấn công trả đũa mang tên chiến dịch Bọ NgựaOperation Praying Mantis nhằm trả đũa hải quân Iran.

Ngày 18/4, hải quân Mỹ mở cuộc tấn công với lực lượng gồm tàu sân bay USS Enterprise, hai tuần dương hạm, 4 khu trục hạm, ba tàu hộ vệ tên lửa và một tàu vận tải đổ bộ. Mục tiêu của nhóm tàu chiến Mỹ là giàn khoan dầu Sassan, Rakhsh và Sirri trên vùng biển Iran, được dùng để theo dõi tuyến đường biển qua eo biển Hormuz.

Vào sáng 18-4, ba tàu thuộc Nhóm hành động trên biển Bravo của Hải quân Mỹ (SAG) đã tập hợp . Nhóm SAG Bravo bao gồm tàu khu trục USS Merill thuộc lớp Spruance, tàu khu trục tên lửa cũ hơn Lynde McCormick và tàu đổ bộ Trenton, mang theo các máy bay trực thăng từ lực lượng đặc nhiệm Không-Thuỷ quân lục chiến Nhóm 2-88. Lực lượng Mỹ tiếp cận giàn khoan Sassan lúc 8h sáng, phát cảnh báo qua sóng vô tuyến và yêu cầu những người có mặt trên giàn khoan rời đi. Tàu chiến Mỹ khai hỏa sau 20 phút, các khẩu đội pháo nòng đôi ZU-23 cỡ nòng 23 mm trên giàn khoan lập tức bắn trả.

Pháo hạm Mỹ có ưu thế về tầm bắn và sát thương nhanh chóng vô hiệu hóa một số khẩu ZU-23 Iran. Lực lượng trên giàn khoan phát tín hiệu đề nghị ngừng bắn và các tàu chiến chấp thuận. Sau khi một tàu kéo đưa nhân viên giàn khoan rời khỏi khu vực, lực lượng Mỹ tiếp tục nã pháo và phá hủy những khẩu đội ZU-23 còn lại.

Lính thủy đánh bộ từ tàu vận tải đổ bộ USS Trenton tiếp cận giàn khoan dưới sự yểm trợ của trực thăng AH-1 Cobra và tìm thấy một người sống sót. Họ thu thập tài liệu tình báo và cài chất nổ để phá hủy Sassan. Nhóm tàu chiến Mỹ sau đó chuyển hướng đến giàn khoan Rakhsh.

Không quân Iran điều hai tiêm kích F-4 Phantom II tấn công nhóm tàu chiến Mỹ, nhưng biên đội này đổi hướng sau khi tàu khu trục USS Lynde McCormick bật radar hỏa lực và khóa mục tiêu vào chúng. Sau khi di chuyển được nửa đường, các tàu chiến Mỹ nhận lệnh hủy cuộc tấn công để giảm căng thẳng với Tehran.

Nhóm tác chiến thứ hai – SAG Charlie bắt đầu tấn công giàn khoan Sirri-. Nhóm này bao gồm tàu tuần dương USS Wainwright, hộ vệ hạm USS Simpson và USS Bagley tấn công giàn khoan Sirri. Đặc nhiệm hải quân Mỹ (SEAL) dự kiến đổ bộ, kiểm soát và phá hủy công trình này, nhưng giàn khoan đã hư hại nặng sau đợt pháo kích của tàu chiến Mỹ và đợt đổ bộ bị hủy.

Iran đối phó bằng cách triển khai ít nhất 6 xuồng cao tốc Boghammar tấn công các mục tiêu trên vịnh Ba Tư như tàu hậu cần Willie Tide của Mỹ, tàu dầu York Marine của Anh và giàn khoan dầu Scan Bay mang cờ Panama, khiến các tàu đều hư hỏng.

Mỹ cho hai cường kích A-6E cất cánh từ tàu sân bay USS Enterprise và được một tàu hộ vệ dẫn đường tới vị trí nhóm xuồng Iran. Máy bay Mỹ thả bom chùm, đánh chìm một xuồng và làm hư hại những chiếc còn lại.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi hai tàu tên lửa Iran trong đó có tàu Joshan – một tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc lớp La Commandante do Đức chế tạo lao đến khiêu chiến với USS Wainwright và nhóm chiến hạm Mỹ. Hạm trưởng trên tàu Wainwright phát đi hàng loạt cảnh cáo, trong đó có thông báo “tắt máy, rời bỏ tàu, tôi sẽ đánh chìm tàu của các vị”. Tàu tên lửa Joshan của Iran đáp trả bằng cách phóng một tên lửa diệt hạm Harpoon, nhưng quả đạn bị mồi bẫy trên tàu chiến Mỹ đánh lừa và đâm xuống biển.

Tàu hộ vệ USS Simpson phóng 4 tên lửa RIM-66 Standard, USS Wainwright cũng bắn một quả RIM-66. Loạt tên lửa đã phá huỷ khoang máy của Joshan. Một tên lửa Harpoon bắn trượt khi Joshan bắt đầu bị chúi mũi xuống nước. SAG Charlie hạ gục hẳn tàu tấn công nhanh bằng cú nã đạn pháo 5 inche liên tiếp cho đến khi Joshan chìm, mang theo 11 thuỷ thủ đoàn.

Một biên đội tiêm kích F-4 Iran duy trì khoảng cách gần 50 km với USS Wainwright, trước khi tàu chiến Mỹ phóng hai quả đạn RIM-174 Standard ERAM. Một quả kích nổ gần mục tiêu, thổi bay một phần cánh và găm nhiều mảnh văng vào thân chiếc F-4. Biên đội tiêm kích Iran rút lui và hạ cánh an toàn ở sân bay Bandar Abbas.

Chiến sự tiếp diễn khi tàu hộ vệ Sahand của Iran rời cảng Bandar Abbas để khiêu chiến với lực lượng Mỹ. Hai cường kích A-6E phát hiện nó khi đang tuần tra trên không. Sahand phóng tên lửa phòng không nhằm vào biên đội A-6E nhưng trượt mục tiêu, máy bay Mỹ đáp trả bằng hai tên lửa diệt hạm Harpoon và 4 tên lửa dẫn đường laser Skipper. Tàu khu trục USS Joseph Strauss cũng phóng một quả Harpoon. Phần lớn tên lửa đều trúng đích, khiến Sahand hỏng nặng và bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa từ boong tàu sau đó lan xuống kho đạn, gây ra vụ nổ làm con tàu chìm hẳn.

Chiều 18/4, tàu hộ vệ Sabalan rời cảng Bandar Abbas và phóng nhiều tên lửa phòng không vào phi đội A-6E Mỹ. Cường kích Mỹ thả một quả bom dẫn đường laser trúng ống khói tàu chiến Iran, khiến nó bốc cháy và mất khả năng chiến đấu. Dù phần đuôi bị chìm một phần, Sabalan vẫn được kéo về cảng để sửa chữa và trở lại hoạt động sau này. Những chiếc A-6E ngừng tấn công và trở về tàu sân bay USS Enterprise.

Iran tiếp tục phóng một số tên lửa chống hạm HY-4 vào nhóm tàu chiến Mỹ trên eo biển Hormuz và USS Gary ở bắc vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, tất cả đều trượt mục tiêu do tàu chiến Mỹ cơ động né tránh và tung mồi bẫy đánh lừa. Lầu Năm Góc sau đó bác bỏ thông tin chiến hạm Mỹ bị tấn công nhằm tránh để căng thẳng leo thang.

Sau khi đánh hỏng tàu Sabalan, lực lượng hải quân Mỹ được lệnh rút quân, giúp Iran có đường xuống thang và tránh gây ra thêm xung đột. Tehran chấp nhận đề xuất ngừng bắn, nhưng hai bên vẫn duy trì trạng thái báo động sẵn sàng chiến đấu.

Chuyên gia quân sự Tyler Rogoway đánh giá :

“Chỉ trong một buổi chiều 18/4/1988, chỉ một phần của Hạm Đội 5 của Mỹ tại Địa Trung Hải đã đánh chìm hoặc làm hư hại nặng một nửa lực lượng tác chiến của hải quân Iran. Thiệt hại trong trận đánh này nhiều hơn tổng thiệt hại của Iran sau 8 năm chiến tranh với Iraq. Điều này cho thấy sức mạnh áp đảo của Hải Quân Mỹ so với Hải Quân Iran”, 

Leave A Reply

Your email address will not be published.