Xe Tăng T-90 Việt Nam Và Nguy Cơ Từ Tên Lửa Chống Tăng, UAV Drone – Vietnam T-90 Tank Vs Anti Tank Missile
Trong cuộc chiến Nga Ukraine, nhiều người lo lắng cho số phận 64 chiếc xe tăng T-90 Việt Nam và nguy cơ từ tên lửa chống tăng, UAV drone – Vietnam T-90 tanks vs anti tank missiles from Russia Ukraine war
Trong cuộc chiến Nga Ukraine, các số liệu thống kê của trang Web thống kê nổi tiếng oryxs , tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2022, Nga đã tổn thất 316 xe tăng các loại, 231 xe bọc thép chiến đấu (Armoured Fighting Vehicles), 305 chiếc xe chiến đấu hỗ trợ bộ binh (Infantry Fighting Vehicles), 79 xe bọc thép chở quân (Armoured Personnel Carriers)
Đáng chú ý nhất chính là trong số 316 xe tăng các loại đó , Nga tổn thất đến 17 xe tăng T-90A. Trong đó có 6 chiếc bị phá hủy, 1 chiếc bị bỏ lại và 10 chiếc bị bắt giữ
Tháng 7 Năm 2017, Việt Nam đã ký thỏa thuận với tập đoàn Uralvagonzavod của Nga theo hợp đồng số 704 của tập đoàn này để mua 62 chiếc xe tăng T-90S và 2 chiếc xe tăng T-90SK với tổng giá trị hợp đồng là khoảng 250 triệu usd. Giá trung bình của mỗi xe tăng T-90S là khoảng 4.5 triệu Usd.
Cần lưu ý rằng phiên bản T-90A là phiên bản để trang bị cho quân đội Nga , phiên bản T-90S là dành để xuất khẩu và phiên bản T-90SK là phiên bản xe tăng chỉ huy cho phiên bản xuất khẩu
Tuy nhiên, trong cuộc chiến Nga Ukraine, số xe tăng Nga bị thiệt hại rất lớn kể cả xe tăng mạnh nhất và được xem là xương sống của lực lượng thiết giáp Nga là xe tăng T-90A. Xe tăng này chỉ thua siêu xe tăng T-14 Armata đang trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Vậy nguyên nhân là do đâu ?
Các xe tăng thế hệ mới sẽ được bảo gồm bởi lớp giáp bảo vệ chủ động – Active protection system (APS) . Xe tăng T-90 cũng không ngoại lệ. Trong loại giáp này, việc phòng vệ sẽ có 2 loại là phòng vệ mềm – Soft Kill và phòng vệ cứng – Hark Kill
Phòng vệ mềm – Soft Kill
Xe tăng T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ mềm – Soft Kill có tên là hệ thống Shtora-1. Phương thức phòng vệ mềm là cách gọi của phương thức bảo vệ dựa vào hệ thống điện tử. Hệ thống Shtora-1 bao gồm các cảm biến có khả năng nhận biết mối nguy cơ khi đang bị chiếu tia laser để dẫn đường cho tên lửa chống tăng, khi đó 2 cụm đèn 2 bên pháo chính sẽ phát ra các luồng hồng ngoại để gây nhiễu các tia laser dẫn đường cho tên lửa chống tăng đó
Trên xe tăng còn trang bị hệ thống phóng đạn khói để che mục tiêu khỏi các tên lửa dẫn đường theo hình ảnh
Nếu tên lửa chống tăng đối phương vượt được lớp phòng vệ Shtora-1, sẽ gặp tiếp lớp phòng vệ kế tiếp là lớp phòng vệ Arena, hệ thống này là hệ thống radar Doppler liên tục quét chung quanh xe tăng với bán kính 50-70m . Khi phát hiện tên lửa lao tới, hệ thống sẽ tự động phóng các đạn phát nổ cách xe tăng 1.5m để diệt các tên lửa chống tăng
Phòng vệ cứng – Hark Kill
Là các thức phòng vệ dựa vào lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 . Lớp này sẽ tự kích nổ bên ngoài xe tăng để phá hủy tên lửa chống tăng và làm giảm động năng tác động của tên lửa đến xe tăng
Trên chiến trường Syria, xe tăng T-90 đã thực sự chứng tỏ được giá trị trước các hệ thống chống tăng TOW và chưa có xe tăng T-90 nào bị phá hủy ở chiến trường Syria trong khi hàng loại các xe tăng khác như M1A1 của Mỹ, Leopard của Đức đều bị phá hủy với số lượng lớn. Tuy nhiên, mọi thứ đều diễn ra bất ngờ trên chiến trường Ukraine Nga khi xe tăng T-90 lại thất bại khi đối mặt các tên lửa chống tăng thế hệ mới là tên lửa Javelin của Mỹ, NLAW của Anh, … và các máy bay không người lái như UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay không người lái UAV Switchblade của Mỹ
Theo hình trên, chiếc xe tăng T-90A này đã bị phá hủy đèn hồng ngoại Shtora-1 bên trái và sườn trái của xe đã bị trúng tên lửa chống tăng.
Tuy nhiên trong trường hợp sau, chiếc xe tăng T-90A bị trúng tên lửa chống tăng ATGM vào hông phải trong khi đèn hồng ngoại Shtora-1 vẫn còn
Điều đáng chú ý nhất chính là việc các máy bay không người lái tấn công từ trên xuống vào nóc xe tăng hoặc các tên lửa Javelin, NLAW cũng có kiểu tấn công kiểu “đột nóc” khiến các lớp giáp phòng thủ của xe tăng khá hiệu quả trước các tên lửa chống tăng thông thường như RPG-7, RPG-29, tên lửa TOW, .. lại gần như hoàn toàn bất lực trước kiểu tấn công đột nóc này. Đề chống lại kiểu tấn công “đột nóc”, các xe tăng Nga đã lắp thêm các lồng thép trên nóc xe tăng. Tuy nhiên, kiểu phòng chống tạm bợ này cũng không mang lại hiệu quả và kết cục xe tăng cũng bị phá hủy như chiếc xe tăng T-90A sau :
Có thể thấy, trong các trường hợp trên, hệ thống phòng vệ Soft Kill với đèn hồng ngoại Shtora-1 lẫn hệ thống phòng vệ Arena lẫn giáp bảo vệ của hệ thống phòng vệ Hard Kill đã không thể ngăn chận và bảo vệ xe tăng. Tuy nhiên vẫn chưa rõ thực sự số xe tăng T-90A đã tham chiến ở Ukraine để so sánh tỉ lệ tổn thất mà đưa ra kết luận cuối cùng
Mặc dù vậy, cũng có thể đánh giá không tươi sáng lắm về tương lai của các xe tăng T-90 Việt Nam – Vietnam T-90 tank bởi vì phiên bản xuất khẩu luôn có nhiều hạn chế hơn so với phiên bản được trang bị trong quân đội Nga.
Xe tăng T-90 Việt Nam và nguy cơ từ tên lửa chống tăng là rất lớn khi nhìn sang các quốc gia chung quanh, điển hình là Trung Quốc, tên lửa chống tăng phổ biến của Trung Quốc là tên lửa chống tăng HJ-12 Red Arrow cũng có tính năng tấn công nóc xe tăng giống Javelin của Mỹ. Còn nếu nói về các UAV drone thì có thể nói Trung Quốc chỉ kém Mỹ mà thôi. Hiện tại, ngay cả chiến trường Ukraine, các drone Trung Quốc điển hình là của tập đoàn IDJ đã bị Bộ Quốc Phòng Ukraine lên tiếng phản đối do đã hỗ trợ quân đội Nga quá nhiều
Trong cuộc chiến Nagorno Karabakh, các xe tăng, xe bọc thép, … của Armenia đã bị tàn sát bởi các máy bay không người lái UAV Bayraktar TB2 của Azerbaijan mà không có cách gì đối phó. Nhiều người cho rằng đó là vì phía Armenia đã không có lực lượng phòng không di động đủ mạnh để tháp tùng các xe tăng này. Thế nhưng, phía Việt Nam cũng không có các hệ thống này để đi chung và bảo vệ xe tăng. Hiện tại, Việt Nam chỉ có các đơn vị phòng không di động ZSU-23-4 Shilka và ZSU-57-2 nhưng đều đã rất lạc hậu. Ngoài ra chỉ còn có thể dựa vào các hệ thống tên lửa vác vai như SA-7 Strella hay SA-16 Igla. Tuy nhiên, các hệ thống này đều kém hiệu quả khi chống lại các máy bay không người lái UAV còn sử dụng tên lửa S-300 đế bắn hạ UAV drone thì chi phí quá đắc đỏ
Ngoài ra, tác chiến điện tử để gây nhiễu cho các drone đối phương thì Việt Nam cũng không có hoặc có nhưng không đáng kể. Do đó có thể nói chưa có phương pháp hiệu quả cho xe tăng T-90 Việt Nam và nguy cơ từ UAV drone – Vietnam T-90 tank vs UAV drone
Nếu tính về chi phí kinh tế, theo thời giá năm 2021, 1 hệ thống tên lửa Javelin có giá 175.000 Usd bao gồm ống phóng và tên lửa. Còn tên lửa thì chỉ có giá 75.000 Usd. Một hệ thống phóng tên lửa NLAW có giá 33.000-40.000 Usd theo thời giá năm 2022. Giá của UAV Switchblade 300chỉ có giá 6.000 Usd . Có thể nói chi phí trên là quá rẻ nếu so với 1 xe tăng T-90 có giá 4.5 triệu Usd.
Mặc dù cuộc chiến Ukraine Nga vẫn còn đang tiếp diễn nhưng nhiều nhà phân tích quân sự đã đánh giá rằng thời đại của xe tăng đã gần như chấm dứt. Mặc dù còn quá sớm để có thể kết luận. Tuy nhiên có lẽ ít nhất để bảo vệ các xe tăng, các chỉ huy quân sự sẽ phải tăng phái thêm các đơn vị phòng không di động để đi kèm và khi đó lực lượng sẽ rất cồng kềnh , tốn kém chi phí và không còn hiệu quả