Quân đội Trung Quốc mạnh và yếu ra sao – China Army PLA strength and weakness – P2

0 178

Quân đội Trung Quốc mạnh và yếu ra sao ? – China Army PLA strength and weakness ? Năng lực triển khai quân xa của Trung Quốc vẫn còn thấp. Các lực lượng của Trung Quốc chưa thể đi quá xa ngoài lãnh thổ. Dù là họ đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này.

Những vụ va chạm ở biên giới gần đây với Ấn Độ trên dãy Himalaya được nói đến như thế nào tại Trung Quốc ?

Trên các kênh truyền thông có rất ít giải thích. Nhìn từ góc độ lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ công nhận đường kiểm soát thực sự, nơi mà quân đội hai bên dừng lại vào cuối cuộc chiến năm 1962, và Ấn Độ xem như là biên giới của họ. Tại sao ư ? Bởi vì trước đây, Trung Quốc chưa bao giờ ký kết chấp nhận đường ranh giới Mac Mahon, được thỏa thuận vào năm 1914 giữa Anh Quốc và người Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc không công nhận Tây Tạng như là một đất nước tự do. Một chính quyền địa phương không có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận. Bây giờ Ấn Độ tố cáo Trung Quốc xâm nhập vào lằn ranh này. Chúng ta đang trở lại với vấn đề của thế kỷ XIX.

Phải chăng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mạnh hơn quân đội Ấn Độ như một số nhà bình luận có nói đến ?

Quân đội Trung Quốc PLA – China Army vượt trội trên phương diện vũ khí, nhưng chủ yếu là có lợi thế địa hình chiến lược. Đầu tiên, Tây Tạng nằm ở phía trên cao, Ấn Độ thì ở phía dưới. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốt hơn rất nhiều, như tàu hỏa, đường bộ, viễn thông… Trung Quốc có thể vận chuyển quân và tiếp tế cho họ nhanh hơn rất nhiều. Ấn Độ cố gắng bù đắp điều này bằng cách trang bị các chiếc máy bay vận tải của Mỹ như chiếc C-17 Globemaster. Nhưng quân đội Ấn Độ cũng bị bất lợi do thiếu sự phối hợp tập trung. Các lực lượng vũ trang của Ấn Độ có đến 17 loại súng khác nhau, được mua từ Mỹ, Úc, Israel… Làm đau đầu ban quân nhu ! Tiểu liên INSAS do Ấn Độ chế tạo chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt, và cảnh sát Ấn Độ lại rất ưng loại AK-47. Dẫu sao thì Ấn Độ cũng có một lợi thế đáng kể, đó là các đội quân sơn cước của họ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, chống quân đội Pakistan trên cao nguyên. Ấn Độ có thể lấy lại thế thắng đó nhưng dường như vẫn chưa làm được điều đó.

Ông Kiều Lương (Qiao Liang), một chiến lược gia Trung Quốc gần đây có đánh giá rằng tiến hành xâm lược Đài Loan có lẽ sẽ « trả giá đắt ». Tại sao ông ấy nói như thế ? Có phải là vì sẽ phải đối đầu với một liên minh phương Tây ? Hay bởi vì PLA không có khả năng tiến hành một chiến dịch đổ bộ như thế mà không bị tổn thất nặng nề ?

Ông Kiều Lương là giáo sư tại Học Viện Quân Sự và là tác giả thuộc quân đội Trung Quốc PLA. Những gì ông ấy nói không phải là đúng. Hơn nữa, đó cũng không phải là lập trường chính thức của APL, cũng như là của Tập Cận Bình. Dù sao, như cuộc xâm lược Irak của Hoa Kỳ đã minh chứng rõ, vấn đề không phải là thắng trận, mà là có được hòa bình. PLA có lẽ sẽ chẳng gặp vấn đề gì khi đè bẹp quân đội Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan sẽ có phản ứng ra sao nếu như nhà cửa của họ bị phá hủy và nếu như họ bị mất người thân ?

Trung Quốc muốn sáp nhập Đài Loan trở về với mẫu quốc, nhưng lựa chọn quân sự không là một giải pháp. Tốt hơn hết là nên dùng đòn kinh tế và chính trị, với một chút xíu dọa nạt quân sự. Một cuộc phục kích nhỏ là rất có khả năng. Tàu chiến Đài Loan rất có thể sẽ bị phá hủy. Các hòn đảo đối diện với Hạ Môn (Xiamen) như đảo Kim Môn (Jinmen) rất có thể sẽ bị xâm chiếm hoàn toàn để cho thấy rõ là Trung Quốc có thể nghiền nát Đài Loan một cách dễ dàng. Nhưng người ta sẽ không được thấy một cuộc đổ bộ hùng hậu như D-Day tại vùng Normandie của Pháp. Người ta nghĩ nếu như vậy thì giống cách nay 70 năm, họ đã xem quá nhiều phim chiến tranh.

Mục tiêu khi ấy là không còn tranh chấp biên giới với Việt Nam nữa, để khởi xướng kế hoạch mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Việt Nam trở thành một vấn đề (đối với Trung Quốc) vì lúc đó, Việt Nam nghĩ rằng sẽ có được sự ủng hộ của người anh cả Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã không đến hỗ trợ như là Hoa Kỳ từng đến cứu Israel năm 1973. Việt Nam hiểu ra rằng nếu cuộc chiến kéo dài, họ sẽ thua. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thua nhưng nước này lại thắng cuộc tranh luận chiến lược.

Những lực lượng nào của quân đội Trung Quốc hiện diện tại vùng Biển Đông ?

Những hòn đảo ở Biển Đông rất là nhỏ, diện tích chỉ bằng một hay hai sân đá bóng. Các căn cứ quân sự của quân đội Trung Quốc ở đó chỉ để hỗ trợ hậu cần, để cho tàu bè và phi cơ được tiếp liệu. Các lực lượng chính nằm ở đảo Hải Nam, gắn liền với lục địa. Căn cứ quân sự chính là căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin base). Chắc chắn đó là nơi neo đậu các tầu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Trên các đảo đá ở Biển Đông chỉ là những tiền đồn mà thôi !

Một ngày nào đó, phải chăng hải quân Trung Quốc rất có thể sẽ thống trị hải quân Mỹ như một số người tin như thế ?

Đây là một câu hỏi khó. Nếu đối đầu xảy ra gần bờ biển Trung Quốc, hải quân của PLA có lợi thế. Lực lượng này sẽ được bảo vệ bởi một dàn tên lửa rất hiệu quả đặt trên đất liền. Nhưng ở xa Trung Quốc thì hải quân nước này bị mất lợi thế đó. Hơn nữa, các tầu chiến của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp liệu nếu đi quá xa Trung Quốc. Chính vì điều này mà Bắc Kinh quyết định mở một căn cứ quân sự tại Djibouti. Trong 20 năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ có khả năng điều tầu chiến đi xa hơn. Nhưng Trung Quốc không có lợi lộc gì tại Địa Trung Hải, như là ở Ấn Độ Dương, bờ đông châu Phi và tại Đông Nam Á.

Xem lại : Quân đội Trung Quốc mạnh và yếu ra sao – China Army PLA strength and weakness – P1

Leave A Reply

Your email address will not be published.