Hiệu quả đáng ngại của hệ thống phòng không SPYDER mà Việt Nam có trang bị
Thành tích thực chiến không tốt, 2 lần thực chiến đều cho thấy ko hoạt động hiệu quả, thậm chí gây ra sự cố chết người. Đó là hiệu quả đáng ngại của hệ thống phòng không SPYDER mà Việt Nam có trang bị
Lần 1 năm 2008, khi xung đột Nga và Gruzia diễn ra, hệ thống phòng không SPYDER Gruzia ko khai hỏa được phát nào, bị Không Quân Nga áp chế thậm chí có ghi nhận 1 hệ thống bị bắt.
Lần 2 năm 2019, khi xung đột biên giới Ấn và Pakistan xảy ra, SPYDER ko những để lọt máy bay Pakistan tấn công vào đất Ấn, thậm chí còn bắn nhầm trực thăng Mi-17 của chính Ấn, khiến cho gần chục thành viên thiệt mạng.
Theo đánh giá của tùy viên quân sự Nga thân cận với BQP VN cho biết, SPYDER thử nghiệm tính năng tại VN đã ko tương thích với điều kiện môi trường
Theo các nguồn mở, phía Việt Nam đã đặt mua 5-6 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER và 250 quả tên lửa cho chúng. Tuy nhiên, mới đây trên báo chí xuất hiện thông tin trích dẫn một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết rằng, xét theo mọi việc Việt Nam sẽ không mua thêm các tổ hợp tên lửa của Israel. Trước hết bởi vì thiết bị này không chịu đựng được khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao và gặp nhiều trục trặc. Thứ hai, hầu hết các lần bắn thử với các tổ hợp này được thực hiện trong năm nay đều không thành công. Thứ ba, tổ hợp không tương thích với các hệ thống phòng không mà Nga đã cung cấp cho Việt Nam trước đây.
Chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky cho biết : hệ thống SPYDER có cấu tạo khá đặc thù bao gồm : bộ phận Radar riêng, bộ phận phóng riêng, tên lửa riêng, … hệ thống được lắp trên gầm ô tô nên không có sức cơ động ở địa hình đồi núi, đầm lầy, … như ở Việt Nam. Một radar riêng cho toàn bộ hệ thống không phải là giải pháp tốt vì nếu radar bị hỏng thì cả hệ thống không thể hoạt động