T-84 Oplot đã thắng M1A2 SEP V2 Abram như thế nào – T-84 Oplot vs M1A2 Abram tank

0 719

Nguồn quân sự uy tín armyrecognition. com vào năm 2018 cho biết trong cuộc thi đua so sánh xe tăng T-84 Oplot và xe tăng M1A2 SEP V2 Abram, kết quả M1A2 đã thua cuộc – T-84 Oplot vs M1A2 Abram tank

Theo Army Recognition, trong giai đoạn thực hành của các bài diễn tập quốc tế kết hợp bắn đạn thật tại các địa điểm đào tạo gần Hohenfels, Bayern, Đức, chiến tăng số 1 của Ukraine là T-84 Oplot đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu rất tốt.

“Đặc biệt, trong các cuộc đụng độ diễn tập, nhiều xe tăng M1 Abram của Mỹ đã bị T-84 đánh bại. Tuy nhiên, đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine không bị tổn thất đáng kể nào và đã tới đích”, trích báo cáo của Bộ Quốc phòng Ukraine về chi tiết trong cuộc tập trận Resolve X.

Báo cáo cũng nhấn mạnh, trong cuộc tập trận này, Hệ thống tác chiến laser tích hợp đa điểm mang tên MILES – cho phép mô phỏng trận chiến thực sự – đã được sử dụng.

Đầu tiên phải khẳng định rằng xe tăng T-84 Oplot là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh mẽ, nhiều tính năng của nó không hề thua kém, thậm chí còn trội hơn T-90S. Được thiết kế lại từ nguyên mẫu T-80UD, T-84 Oplot có trọng lượng chiến đấu 46 tấn (tương đương T-90S) nhưng trái tim của nó lại là động cơ diesel V12 6TD-2 công suất 1.200 mã lực (so với 1.130 mã lực của động cơ V-92S2F), dẫn tới sức cơ động cao hơn.

Hệ thống vũ khí của T-84 bao gồm pháo nòng trơn 125 mm KBA3 có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, 1 súng máy 12,7 mm NSVT điều khiển từ bên trong và 1 súng máy đồng trục PKTM 7,62 mm.

Lớp bảo vệ của Oplot gồm giáp phức hợp composite phía trong và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh bên ngoài (ưu việt hơn Kontakt 5 của T-90S và tương đương Relikt trên T-90MS). Ngoài ra xe còn có hệ thống bảo vệ chủ động Varta gồm 3 hệ thống con: bộ cảnh báo laser, bộ gây nhiễu hồng ngoại và thiết bị tạo khói, đi kèm thiết bị quan sát toàn cảnh với cảm biến nhiệt. Hệ thống phòng thủ chủ động (Shtora-1/Varta) giúp tăng đáng kể khả năng sống sót.

Xe tăng T-84 Oplot của Ukraina - Ukraine T-84 Oplot tank
Xe tăng T-84 Oplot của Ukraina – Ukraine T-84 Oplot tank

Lớp giáp composit của xe tăng T-84 được đánh giá tương đương với lớp giáp thép cán đồng nhất (RHA) có độ dày 600mm khi chống đạn diệt tăng xuyên động năng dưới cỡ có guốc và ổn định bằng cánh đuôi (SABOT), và tương đương 800mm khi chống đầu đạn xuyên lõm sử dụng trong các loại tên lửa chống tăng.

Xe tăng M1A2 SEP (System Enhancement Package) là gói nâng cấp và là phiên bản tân tiến nhất hiện nay của dòng xe tăng chủ lực (MBT – Main Battle Tank) M1 Abrams, mà cường quốc quân sự Hoa Kỳ đang sử dụng.

M1A2 SEP V1 và V2 được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng kỹ thuật của xe tăng M1A2 Abrams, nhưng phiên bản SEP V1/2 được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn. M1A2 SEP V1/2 sử dụng vũ khí chính là đạn xuyên động năng, có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi APFSDS (Armor Piercing Fin Stabilized Discarding Sabot), được làm từ DU – Uranium nghèo.

Đối với đạn ATGM (trong khi T-64/72BU/80/84/90 đều trang bị), Mỹ đã xem nhẹ loại đạn này vì nhiều tiến bộ trong hệ thống điều khiển hoả lực có độ chính xác cao, cũng như thực tế là họ cho rằng đạn pháo thông thường có giá chỉ bằng 5%, và rẻ hơn rất nhiều so với giá của tên lửa.

Trong khi đó T-64/72/80/90 nội địa hoặc của Ukraine, Belarus, Ấn Độ, đều được mệnh danh là “tăng hỏa tiễn” được chú trọng trang bị tên lửa chống tăng loại 9M119M1 Refleks (còn được biết tới với cái tên AT-11 Sniper theo định danh của NATO, phiên bản của Ukraine là Kombat). Nó có khả năng chọc thủng cả các mục tiêu có vỏ thép bảo vệ đồng nhất dày tới 950 mm, đồng thời tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 5.000 m, tạo ưu thế tấn công và tiêu diệt đối phương trước khi chúng kịp tấn công lại.

Tên lửa có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 100 m tới 5 – 6 km và có thể di chuyển tới vị trí xa nhất trong vòng 17,5 giây (trong khi đó hiệu quả của các loại đạn thông thường đã bắt đầu sụt giảm ở khoảng cách 2.500 m), đồng thời tỷ lệ bắn trúng mục tiêu là gần 100%. Trong phiên bản dự kiến cải tiến M1A2, so với M1A1, nó có thể bắn được ATGM qua nòng, ví dụ như loại tên lửa LAHAT (Laser Homing Attack or Laser Homing Anti Tank), có tầm bắn 8 km. Tuy nhiên dự án đó gần như bặt vô âm tín

Về mặt bắn đạn điện tử, thì với đạn liều rời, xe tăng Liên Xô Nga, Ukraine cắm giắc giao tiếp vào chính tâm đuôi đầu đạn, cho phép truyền tín hiệu số và nạp nguồn, khởi động máy tính… luôn chọn đầu đạn rất nhanh trước khi bắn. Còn đạn phương Tây khi chuyển sang bắn đạn điện tử thì viên đạn đó phải bắn khá chậm. Nên trong các buổi triễn lãm quốc phòng, xe tăng Nga Xô thường trình diễn động tác điển hình của các dòng tăng T-xx, đó là vượt qua một cái dốc trên thao trường, với tốc độ cao, rồi bay lên khỏi mặt đất, đồng thời vừa bắn loạt 2 – 3 viên. Trong đó có 1 – 2 viên đạn xuyên và một viên đạn điện tử ATGM, sau khi bắn xong mà xe tăng vẫn chưa chạm đất. Việc chuẩn bị bắn phát đầu tiên là 10s tức là nhanh nhất thế giới.

Theo quảng cáo, Đối với hệ thống điều khiển hỏa lực, thì đây là đặc điểm tân tiến nổi bật nhất của dòng xe tăng M1 Abrams. Hệ thống điều khiển hỏa lực của nó cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.850 m, chỉ bằng một viên đạn khi xe đang hành tiến với tốc độ 40 km/h. M1 Abrams có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3.000 m ban đêm và 1.200 m trong điều kiện sương mù. Thiết bị đo xa laser trên xe M1A2 sử dụng dioxit-carbon, nên khả năng nhìn xuyên khói bụi trên chiến trường tốt hơn, với cực ly xục xạo phát hiện mục tiêu tới 8 km.

Xe tăng M1A2 Abrams là phiên bản nâng cấp của xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ - US M1A2 Abrams tanks is upgraded version of M1A1 Abrams tank
Xe tăng M1A2 Abrams là phiên bản nâng cấp của xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ – US M1A2 Abrams tanks is upgraded version of M1A1 Abrams tank

Đối với các biến thể của M1A2 SEP V1/2/3, khả năng này còn được nâng lên gấp nhiều lần, như phiên bản M1A2 SEPv1/2, sau khi nâng cấp được trang bị thêm Thiết bị Quan sát Hồng ngoại Trực diện FLIR (Forward Looking Infrared) thế hệ 2. Thiết bị này cho phép quan sát mục tiêu một cách độc lập, cải thiện khả năng quan sát khóa mục tiêu bất kể ngày đêm hay trong điều kiện nhiễu điện từ mạnh của đối phương gây ra. FLIR 2 giúp việc phát hiện mục tiêu tốt hơn 70%, tổng cộng FLIR 2 giúp tăng khoảng cách phát hiện và nhận dạng tăng thêm 30%. Tương tự đối với các phiên bản M1A2 SEPv2 và M1A2 SEPv3 sau đó, khả năng này còn tiếp tục được nâng cao hơn.

M1A2 SEP còn được trang bị hệ thống quản lý chiến trường kỹ thuật số cho phép chỉ huy theo dõi các lực lượng thân thiện và thù địch trên chiến trường. Hệ thống hoạt động gần như theo thời gian thực, vị trí của xe luôn được cập nhật một cách liên tục giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Ngoài ra xe còn được trang bị thêm camera quan sát sau lưng cho lái xe.

Khi so sánh xe tăng T-84 Oplot-M và M1A2 SEP V2 , lợi thế của T-84 Oplot-M so với M1A2 SEP V2 là nó được trang bị hệ thống Zaslon bao gồm một radar phát hiện một “vật thể” bay đến và khai hỏa một đạn nổ về hướng viên đạn. Hệ thống Zaslon có thời gian phản ứng chỉ là 1 giây và có hiệu quả chống lại lựu đạn và, RPG và ATGM. Tuy nhiên, nó không có sức mạnh để chống lại đạn pháo. Ngược lại, hệ thống Afghanit (trên T-14 Armata) có thể chống lại đạn pháo nhưng lại không được trang bị trên T-90.

Xe tăng T-84 Oplot còn có một lợi thế về sự nhanh nhẹn. Với tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn hơn 25%, nó có thể di chuyển tới 70 km/h, nếu so với >60 km/h của M1A2 SEP V1/2. Nói chung, Oplot-M dường như nhỉnh hơn so với T-90A thậm chí M1A2 SEP V1. Lý do bởi vì Ukraine hiểu Tank Nga hơn Mỹ, họ quyết tâm làm 1 cỗ xe tank mạnh hơn MBT chủ lực của Nga, Tuy nhiên, một đội quân chỉ có thể có được ưu thế từ xe tăng khi chúng được sản xuất với số lượng lớn và về mặt đó, T-90, M1 có lợi thế khổng lồ.

Hơn 500 chiếc T-90 đang phục vụ ở Nga, trong khi quân đội Ukraine có vỏn vẹn 10 chiếc T-84 Oplot-M .

Cuối cùng vì theo trường phái tank chủ lực MBT hỏa lực công thủ toàn diện, nên T84 cũng tiếp nối T80 và học hỏi T90 gồm các tính năng chiến đấu (hỏa lực, mức độ bảo vệ, tính cơ động và tính thuận tiện trong điều khiển) và kỹ thuật (tính độc lập, tính bảo dưỡng, tính khôi phục, tính chiến đấu, tính ổn định và tính kinh tế). Chính trong diễn tập tại Châu Âu vừa qua, NATO cũng đã kinh ngạc cỗ xe tank T84 này

Leave A Reply

Your email address will not be published.