F-16V Block 70 vs J-10C Chengdu

F-16V Block 70 vs J-10C Chengdu

0 678
F-16V Block 70 vs J-10C
Vừa hay tin Mỹ sẽ bán F-16V Block 70 cho Đài Loan, nay chúng ta cùng xem Rồng xanh và Rồng Đỏ rồng sẽ so sánh với nhau như thế nào nhé
F-16V
F-16 Block 70/72 đủ sức hạ cả Su-35S của Trung Quốc
Theo trang web chính thức của Hãng chế tạo tiêm kích Lockheed Martin, F-16V là biến thể mới nhất của dòng tiêm kích một động cơ F-16.
Ngoài việc được cải thiện độ bền khung thân với thời gian tới 12.000 giờ bay, F-16V còn được trang bị radar điều khiển hỏa lực APG-83 do Northrop Grumman chế tạo. điểm đáng giá nhất trên những chiếc F-16 này nằm ở hệ thống radar điều khiển hỏa lực và hệ thống hiển thị thông tin chiến đấu trong buồng lái.
Loại radar APG-83 hiện chỉ mới được trang bị trên các tiêm kích thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35.
Các thử nghiệm trong quân đội Mỹ cho thấy khi những chiếc F-16 “cổ lổ sĩ” được lắp APG-83, phạm vi theo dõi và phát hiện mục tiêu tiến bộ vượt bậc. Không chỉ có khả năng phát hiện nhanh hơn các mục tiêu nhỏ, nó còn được phát triển để chống gây nhiễu điện tử.
F-16V có thể sử dụng các tên lửa không đối không AIM-9X. Tuy nhiên, dòng F-16 Viper có năng lực hạn chế trong việc chế áp phòng không hiện nay. Máy bay còn có thể mang theo tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hoặc bom JDAM để tấn công các cụm radar của đối phương. Các thiết bị cơ-điện trong buồng lái được hệ thống màn hình trung tâm do hãng Elbit Systems phát triển. Tiêm kích F-16 Viper có máy tính tác chiến nâng cấp. Máy bay có hệ thống liên kết dữ liệu mới, giúp nó tương tác với các máy bay hiện đại hơn như F-22 và F-35. Hệ thống tác chiến điện tử của F-16V cũng là phiên bản mới.
Ngoài khả năng mang tất cả các loại tên lửa, bom tiên tiến nhất, F-16V Viper còn được trang bị thiết bị bổ trợ bắn Sniper, tự động phát hiện, theo dõi mục tiêu và cung cấp tọa độ GPS để dẫn đường cho vũ khí tấn công. Phi công cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ bay, tăng khả năng tác chiến của tên lửa tầm nhiệt AIM-9X. Hầu hết các thiết bị cơ điện trong buồng lái của F-16V đã được thay thế bởi một màn hình hiển thị đa năng. Máy bay này tương tác được với F-35 và F-22 thông qua một đường liên kết dữ liệu đặc biệt, được quản lý bởi hệ thống máy tính trung tâm thế hệ mới.
Ngoài việc có thể sử dụng hơn 180 loại vũ khí khác nhau, hệ thống điện tử kiến trúc mở cho phép F-16V dễ dàng cập nhật các vũ khí không phải do Mỹ sản xuất, đưa nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu linh hoạt nhất thế giới. F-16 Viper của Đài Loan còn có thêm một tính năng đáng lưu ý khác – được nâng cao khả năng tàng hình nhờ lớp phủ radar HAVE GLASS II (RAM) giúp giảm diện tích phản xạ radar 20 – 30% – một công nghệ cao cấp chỉ được Mỹ chia sẻ cho một vài đồng minh thân thiết.
F-16V được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 ++ hàng đầu thế giới, có năng lực tác chiến không thua các chiến đấu cơ như JAS 39E/F của Thụy Điển hay Eurofighter Typhoon của châu Âu. Nó được đánh giá là ngang ngửa với tiêm kích Su-35 của Nga ở một số khía cạnh

Thực chiến: F-16 đã tham gia chiến dịch Bão táp Sa mạc (1991) khi khả năng đa nhiệm của F-16 được thể hiện bằng việc làm tê liệt hoàn toàn mạng lưới phòng không của Iraq từ diệt radar đến đánh chặn, tiếp theo là tuần tra các vùng “Cấm bay” tại nước này. Sau đó, F-16 được liên quân sử dụng trong cuộc chiến tại Balkan và không kích Nam Tư. Các quốc gia mua F-16 còn tích hợp các thiết bị chuyên dùng cho các nhiệm vụ riêng biệt như thiết bị gây nhiễu điện tử (ECM), thiết bị dẫn bắn, cảm biến v.v… đảm bảo cho F-16 tiếp tục hiện diện trong môi trường không chiến với các đòi hỏi ngày càng cao.

J-10C

Sau tên lửa, Lào sẽ mua tiêm kích J-10C từ Trung Quốc? - Doanh ...
J-10C được coi là phiên bản hiện đại và mạnh mẽ nhất trong dòng máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc hiện nay. Bắc Kinh tự tin dòng máy bay này thuộc tốp mạnh nhất trong các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện nay trên thế giới.Thậm chí nhà phát triển còn tự tin cho biết, J-10C ngang tầm ngang sức với SU-35 Nga và F-15E của Mỹ.
Tiêm kích J-10C về cơ bản được phát triển trên cơ sở mẫu J-10B với cửa hút không khí cửa hút khí khuếch tán siêu âm (DSI) khắc phục điểm yếu lớn trên bản J-10A, cho phép máy bay hoạt động ổn định ở tốc độ cao dù nó đòi hỏi người ta cần có phần mềm điều khiển bay hiện đại.
Đặc biệt, J-10C được tiết lộ sở hữu hệ thống radar mạng pha chủ động (AESA) do Trung Quốc phát triển. Đáng tiếc thông số loại radar này tới nay vẫn là điều bí mật.
Dẫu vậy, một vài trang mạng Trung Quốc “tự tin” cho rằng với radar AESA, J-10C có khả năng đối chọi với cả các tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ. J-10C sẽ mang được hai loại tên lửa không đối không mới nhất: PL-10 và PL-15. Trong đó PL-10 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn được Trung Quốc phát triển cho tiêm kích tàng hình J-20 từ năm 2004. PL-10 sở hữu đầu dò hồng ngoại đa kênh, có khả năng kết hợp với mũ bay tích hợp khí tải hiển thị mục tiêu trên kính mũ. Điều này cho phép phi công có thể tác chiến khóa mục tiêu theo kiểu “nhìn và bắn” cực nhanh, Trong khi đó PL-15 là loại tên lửa không đối không tích hợp đầu tự dẫn radar chủ động. Loại này được tiết lộ là có tầm bắn cực xa đến 150km, tốc độ Mach 4. Trung Quốc cũng cho biết sẽ đưa động cơ Thái Hành WS-10B đang thử nghiệm trên J-10B TVC Demonstrator lên J-10C. J-10C có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1,8, bán kính chiến đấu 500-600km, tầm bay cực đại 1.800km và trần bay 18.000m.Tải trọng vũ khí trên máy bay lên tới 7 tấn không chỉ cho phép mang được tên lửa không đối không mà cả tên lửa không đối đất, bom thông minh.

Leave A Reply

Your email address will not be published.