Tàu ngầm Việt Nam và cuộc chiến dưới nước ở biển Đông – Vietnam submarine in South East Asia

0 711

Hải Quân Việt Nam đang sở hữu 6 tàu ngầm Kilo mua từ Nga cho cuộc chiến dưới nước ở biển Đông nhưng như thế là chưa đủ và cần tăng cường mạnh hơn nữa – Vietnam submarine in South East Asia

Từ những năm 1980, Liên Xô đã đồng ý giúp đỡ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ( VPA ) phát triển lực lượng tàu ngầm và Việt Nam đã gửi một đội ngũ cán bộ sang Liên Xô để tập luyện tàu ngầm thuộc đề án 641 thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, thủ tướng Liên Xô là Mikhail Gorbachev  đã cho dừng chương trình hỗ trợ này. Chính lực lượng này sau này là những cán bộ nòng cốt của lữ đoàn Tàu Ngầm 196 Việt Nam

Năm 1997, Hải quân Việt Nam mua 2 tàu ngầm mini sử dụng động cơ diesel lớp Yugo của Triều Tiên. Hai chiếc tàu ngầm này đặt căn cứ ở Cam Ranh và sau nhiều cuộc nâng cấp, cải tiến … được sử dụng để làm phương tiện huấn luyện. Cũng trong năm 1997, một chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga đã viếng thăm Cam Ranh. Bị cuốn hút trước sự hiện đại của tàu ngầm này, Việt Nam đã tiến hành thương lượng với Nga và được Nga đồng ý cung cấp. Đến năm 2000, Nga và Việt Nam đã ký bản Ghi Nhớ về việc cung cấp tàu ngầm Kilo cho Việt Nam

Cũng trong năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký hiệp định hỗ trợ phát triển Quốc Phòng. Việt Nam chính thức đề nghị Ấn Độ hỗ trợ đào tạo nhân sự trong lĩnh vực tàu ngầm. Tháng 5 năm 2006, Ấn Độ thông báo sẽ tiến hành hỗ trợ và đào tạo thuỷ thủ lẫn sĩ quan Hải Quân Việt Nam 

Năm 2008, Việt Nam tiến hành đàm phán để mua tàu ngầm của Serbia nhưng thương vụ bị đổ bể. Tháng 9 năm 2008, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam sang thăm Moscow, tại đây Việt Nam bày tỏ mong muốn được Nga hỗ trợ và phát triển kỹ thuật quân sự. Nga tuyên bố sẵn sàng cung cấp vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật cho phía Việt Nam. Cả hai đã ký thoả thuận chung về việc Nga cung cấp 6 tàu ngầm Diesel – điện lớp Kilo Project 636MV cho phía Việt Nam . Tháng 10 năm 2008, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Moscow và tại đây, hợp đồng nguyên tắc về cung cấp 6 tàu ngầm Kilo chính thức được ký kết

Phiên hiệu Ngày hạ thuỷ Ngày biên chế
1 HQ-182 Hà Nội 25 tháng 8 năm 2010 3 tháng 4 năm 2011
2 HQ-183 Tp Hồ Chí Minh 28 tháng 11 năm 2011 3 tháng 4 năm 2011
3 HQ-184 Hải Phòng Tháng 8 năm 2013 1 tháng 8 năm 2015
4 HQ-185 Khánh Hoà 28 tháng 12 năm 2014 1 tháng 8 năm 2015
5 HQ-186 Đà Nẵng 28 tháng 12 năm 2014 28 tháng 2 năm 2017
6 HQ-187 Bà Rịa Vũng Tàu 28 tháng 5 năm 2014 28 tháng 2 năm 2017

Ngày 27 tháng 4 năm 2019, hãng tin RIA Novosti của Nga thông báo, tập đoàn sản xuất vũ khí Rosoboronexport của Nga đã tiến hành đàm phán về việc thực hiện việc cung cấp 6 tàu ngầm Kilo. Hợp đồng sẽ được ký kết trong vài tháng sắp đến. Ngoài việc cung cấp 6 tàu ngầm, hợp đồng còn bao gồm công tác đào tạo thuỷ thủ, lực lượng kỹ thuật cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ cho tàu ngầm

Ngày 15 tháng 12 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Mosvow, tại đây đã chính thức diễn ra lễ ký kết hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm cùng các trang thiết bị, dịch vụ, … liên quan giữa đại diện của tập đoàn Rosoboronexport và Phó Đô Dốc Hải Quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến. Hợp đồng trị giá 2 tỉ Usd và phía Nga sẽ bàn giao 6 tàu ngầm Kilo trong 6 năm ngoài ra, các chuyên viên kỹ thuật Nga sẽ hỗ trợ trong công tác đào tạo, huấn luyện, bảo trì bảo dưỡng, …

Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm tại cảng Cam Ranh . Cũng trong năm 2010, Việt Nam tuyên bố Ấn Độ sẽ hỗ trợ hoàn toàn việc đào tạo và huấn luyện thuỷ thủ, sĩ quan, … của Hải Quân Việt Nam VPA trong lĩnh vực tàu ngầm

Cũng trong năm 2010, chi phí cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam đã tăng vọt từ 2 tỉ Usd lên 3.2 tỉ Usd do chi phí mỗi chiếc tàu ngầm tăng từ 300 triệu Usd lên 350 triệu Usd. Ngoài ra, phía Việt Nam trả thêm cho Nga khoảng 1 tỉ usd chi phí cho vũ khí đi kèm, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo trì, bảo dưỡng, …

Tàu ngầm Diesel – điện lớp Kilo Project 636MV của Việt Nam còn gọi là tàu ngầm lớp Varshavyanka. Đây là tàu ngầm Kilo được nâng cấp được NATO mệnh danh là “Hố đen Đại Dương” do khả năng hoạt động êm ái và phát ra rất ít tiếng ồn do đó rất khó phát hiện. Về vũ khí, tàu ngầm Kilo Việt Nam trang bị 18 quả thuỷ lôi 533mm với 6 quả trong ống phóng và 12 quả dự trữ. Có 2 ống phóng thuỷ lôi được thiết kế để phóng những quả thuỷ lôi điều khiển từ xa có độ chính xác cao

Tháng 7 năm 2011, ông Oleg Azizov – đại diện của hãng Rosoboronexport tuyên bố : những tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng phóng tên lửa hành trình Club-S (SS-N 27) . Đây là những tên lửa có khả năng phóng qua ống phóng thuỷ lôi từ dưới mặt nước và có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly đến 300km. Một số nguồn tin cho biết, cả 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều được trang bị tên lửa Club-S. Hiện chưa rõ các tên lửa Club-S trên tàu ngầm Kilo Việt Nam là phiên bản 3M-54E Klub-S ( với tầm bắn 220 km) hoặc 3M-54E1  (tầm bắn 300 km)

Tháng 5 năm 2015, Việt Nam đã nhận được 28 trong số 55 quả tên lửa đã đặt hàng là kiểu chống tàu lẫn tấn công mặt đất . Trong số này có một số là tên lửa 3M-14E Klub là tên lửa tấn công đất liền tầm bắn 300km và có độ chính xác cao

Những năm gần đây, Việt Nam đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ về phát triển lực lượng tàu ngầm nhằm đưa lực lượng này trở thành lực lượng bảo vệ biển Đông trước sự gây hấn của Trung Quốc. Các chuyên gia nước ngoài đều e ngại về việc Việt Nam có thể nhanh chóng đạt được thành tựu trong thời gian quá ngắn

Đô đốc James Goldrick của Hải Quân Úc đưa ý kiến :

“Việt Nam đang cố gắng để đạt được thành công đối với lực lượng tàu ngầm một cách nhanh nhất mà chưa có hải quân quốc gia nào làm nổi trong tình thế như hiện nay và một nền tảng như hiện nay. Các chiếc tàu ngầm này có thể sẽ có sự sự hiện diện đáng kể của các chuyên viên người Nga trong nhiều năm”

Xem tiếp : Tàu ngầm Kilo Việt Nam và cuộc chiến dưới nước ở biển ĐôngVietnam submarine in South East Asia – P2

Leave A Reply

Your email address will not be published.