Trung Quốc sẽ mất 95% vũ khí đạn đạo theo Hiệp Ước Kiểm Soát Vũ Khí Chiến Lược

0 211

Các chuyên gia quân sự đánh giá Trung Quốc sẽ mất 95% vũ khí đạn đạo theo Hiệp Ước Kiểm Soát Vũ Khí Chiến Lược nếu Bắc Kinh ký thỏa thuận này – China could lose 95% of ballistic, cruise missiles to  sign a new Strategic Arms Control Treaty

Theo bảng báo cáo của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế –  International Institute for Strategic Studies (IISS) vào ngày 5 tháng 6 vừa qua, trong đó đề cập đến các mối quan hệ Mỹ – Trung , Triều Tiên – Nhật Bản, … Ngoài ra còn cho biết, Trung Quốc sẽ mất 95% vũ khí đạn đạo theo Hiệp Ước Kiểm Soát Vũ Khí Chiến Lược nếu Bắc Kinh ký thỏa thuận này được xem mang ý nghĩa tương đương Hiệp Ước Lực Lượng Hạt Nhân Tầm Trung – Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty ( INF Treaty )

Hiệp Ước Kiểm Soát Vũ Khí Chiến Lược – Strategic Arms Control Treaty được Mỹ và Liên Xô ký kết từ năm 1987 nghiêm cấm sử dụng hoặc triển khai các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, … có tầm phóng từ 500-5.500km . Tháng 8 năm 2019, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước này do cáo buộc Nga vi hiệp hiệp ước khi nghiên cứu và triển khai tên lửa SSC-8 Novator hay còn gọi là tên lửa 9M279 Novator. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc này

Trong bản báo cáo của IISS cũng đề cập đến việc tuy Mỹ rút khỏi hiệp định nhưng vẫn luôn dè chừng Trung Quốc. Quốc gia này cũng đang phát triển lực lượng vũ khí đạn đạo tầm ngắn và tầm trung được xem là lớn nhất thế giới hiện nay. IISS đánh giá, Lực lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang sở hữu khoảng 2.200 đầu đạn hạt nhân theo quy định của Hiệp Ước Kiểm Soát Vũ Khí Chiến Lược. Các đầu đạn hạt nhân tầm ngắn và tầm trung này được Trung Quốc sử dụng làm công cụ răn đe đối với Đài Loan vốn được Trung Quốc xem là một tỉnh thuộc Trung Quốc và luôn tìm cách buộc Đài Loan quay về Trung Quốc.

Mỹ cũng bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm các vũ khí hạt nhân mà trước đây bị Hiệp Định INF ràng buộc. Dự đoán Mỹ sẽ triển khai những vũ khí này đến vùng Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tái lập cân bằng cán cân vũ khí nguyên tử vốn trước đây chỉ phụ thuộc từ trên không và trên biển. Mỹ cũng sẽ phải giải quyết vấn đề khó khăn là triển khai những tên lửa này trên lãnh thổ những quốc gia đồng minh mà phần lớn đều e ngại do sợ đụng chạm với Bắc Kinh. Trước đây, Trung Quốc đã áp đặt cấm vận kinh tế đối với Hàn Quốc sau khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở đây vào năm 2017

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.