Mỹ đóng mới 2 tàu ngầm Columbia
Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc sẽ chi 17,7 tỉ Usd để Mỹ đóng mới 2 tàu ngầm Columbia nhằm thay thế những tàu ngầm lớp Ohio đã sắp đến kỳ thải loại – Us Navy builds 2 Columbia class submarines
Tàu ngầm lớp Columbia được xem là lớp tàu mạnh nhất và hiện đại nhất hiện nay của Hải Quân Mỹ do tập đoàn General Dynamics sản xuất. Dự kiến 2 tàu ngầm lớp Columbia mang số hiệu SSBN 826 và SSBN 827. Hiện Hải Quân Mỹ đã trình lên quốc hội để nhằm duyệt chi khoản ngân sách trên. Dự kiến Mỹ đóng 2 chiếc tàu ngầm lớp Columbia sẽ tốn đến 8,2 tỷ USD. Nếu Quốc Hội duyệt chi, số tiền trên sẽ bắt đầu được chuẩn bị ngay trong năm 2020 để bắt đầu được phân bổ từ năm tài khóa 2021.
Một khi đề xuất chi 17,7 tỷ USD đóng 2 chiếc tàu ngầm lớp Columbia đầu tiên được thông qua, đây sẽ là loại tàu ngầm đắt đỏ bậc nhất trong không chỉ lịch sử Hải quân Mỹ mà với cả lịch sử Hải quân thế giới. Theo Navy Recognition, Mỹ sẽ đóng 12 tàu loại này, chiếc đầu tiên sẽ được biên chế vào năm 2031. Tàu ngầm Columbia có tổng chiều dài 171 m, sử dụng một loạt tổ hợp động lực hiện đại, bao gồm lò phản ứng hạt nhân được thiết kế để mang đủ nhiên liệu hạt nhận hoạt động cho suốt thời gian hoạt động dự kiến là 43 năm. Trong khi tàu ngầm Ohio phải tái tiếp tế nhiên liệu 2 lần cho suốt vòng đời hoạt động
Sức mạnh của tàu ngầm Columbia nằm ở 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident II D5 – Đây là loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử, mỗi đầu đạn chứa nhiều đầu đạn con. Kém hơn tàu ngầm ohio mang 24 tên lửa. Đường kính của mỗi ống phóng tên lửa là 2.200mm giống như của tàu ngầm Ohio
Tàu ngầm lớp Columbia được đánh giá là êm nhất thế giới do sử dụng hệ thống đẩy pump-jet . Hệ thống này cho phép tàu ngầm có thể hoạt động ở tốc độ cao, tạo ít tiếng ồn – nhờ đó tăng khả năng tàng hình đối với phương tiện tàu bè quân sự trước hệ thống định vị thủy âm (sonar). Sơ đồ bố trí cơ học của hệ thống đẩy pump-jet có thể gồm một chân vịt đặt trong một ống phun hoặc một máy bay ly tâm và một ống phun.
Pump-jet hoạt động theo nguyên tắc có thể mô tả như sau: chân vịt đóng vai trò cánh bơm hút nước biển qua lối vào (thường tại đáy tàu). Âm thanh từ lực hút ở đáy tàu sẽ bị nén xuống đáy biển và từ đó giảm sự làn truyền trong nước nên hoạt động êm ái hơn. Các bánh cánh tăng áp suất lên để tạo lưu động dòng nước, nước được đẩy phụt qua ống phun và ống phun biến đổi áp suất nước thành tia tốc độ cao, chính sự gia tốc của dòng nước tạo thành lực đẩy giúp tàu di chuyển.
Hệ thống này được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm gồm: tiếng ồn nhỏ khi hoạt động; đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực; Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao; hoạt động tốt ở vùng nước nông… Nhưng thực tế cho thấy hệ thống pump-jet không thực sự hiệu quả như vậy bởi tốc độ đạt được của loại động cơ này chỉ tương đương với động cơ chân vịt thường (Hải quân Nga đã sử dụng hệ thống đẩy pump-jet trên duy nhất 1 chiếc tàu ngầm Kilo Alrosa).
Ngoài trở ngại do chi phí thiết kế cao, vấn đề tiếp theo là do đặt trong ống phun và đặt gần đáy tàu khiến rất dễ hút theo rong biể, rác, … thậm chí khi ở mực nước nong khiến hút theo cả cát và sỏi biển, … từ đó dễ bị nghẽn đường ống. Cát và sỏi biến khi bị hút vào kèm theo tốc độ xoay lớn của chân vịt sẽ khiến dễ mòn chân vịt và từ đó chi phí bảo trì, bảo dưỡng lớn
Tàu ngầm Nga luôn mạnh hơn tàu ngầm Mỹ. Chỉ xem tàu ngầm Kilo sẽ thấy