Mua vũ khí Mỹ có dễ dàng – Is it easy to buy US military weapons ?

0 5

Nhiều người suy nghĩ rằng Mỹ gây chiến tranh khắp nơi nhằm bán vũ khí kiếm lời. Tuy nhiên, mua vũ khí Mỹ có dễ dàng ? – Is it easy to buy US military weapons ?

Luật pháp Mỹ quy định rõ, mọi Cục Hợp Tác Chính Trị – Quốc Phòng – Bureau of Political-Military Affairs thuộc Bộ Quốc Phòng sẽ giám tác toàn bộ mọi mua bán, chuyển giao vũ khí lẫn các vấn đề liên quan đến bản quyền thương mại có liên quan đến kỹ thuật quốc phòng ngay cả cấp chính phủ – chính phủ. Tất cả các hoạt động mua bán, chuyển nhượng này đều phải tuân theo Đạo Luật Kiểm Soát Xuất Khẩu Vũ Khí – Arms Export Control Act, Chính Sách Chuyển Giao Vũ Khí Quy Ước – Conventional Arms Transfer Policy, Đạo Luật Hỗ Trợ Nước Ngoài năm 1961 –  Foreign Assistance Act of 1961, Điều Luật Quốc Tế về Vận Chuyển Vũ Khí  – International Traffic in Arms Regulations, quy chế và các thỏa thuận quốc tế có liên quan

Việc bán vũ khí và các hợp đồng quốc phòng là việc thực thi rõ ràng các chính sách đối ngoại nhằm tăng cường an ninh khu vực. Để đạt được điều này, Mỹ sẽ xem xét đến các yếu tố chính trị, quân sự, tài chính , kiểm soát vũ trang, nhân quyền để quyết định đến việc cung cấp vũ khí và chuyển nhượng giấy phép quân sự đến các quốc gia . Mỹ sẽ xem xét đến từng vụ chuyển nhượng cụ thể và sẽ chấp thuận nếu nó phù hợp chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ . Thêm vào đó, những vụ chuyển nhượng quan trọng sẽ cần sự phê chuẩn của Quốc Hội

Vấn đề người dùng cuối – End Use Monitoring sẽ là yếu tố nằm trong tiến trình xem xét của việc chuyển giao vũ khí đến bất kỳ quốc gia nào . Mỹ sẽ giám sát nhằm đảm bảo rằng các vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ sẽ được sử dụng và phù hợp với các thỏa thuận và giấy phép đã được thông qua . Mỹ luôn có sự bắt buộc trong việc ngăn chận mọi sự can thiệp về tiếp cận vũ khí, kỹ thuật, ..tù các quốc gia thù địch hoặc các nhóm tội phạm.

Trước khi vũ khí, giấy phép , các dịch vụ, … liên quan đến quân sự được chuyển giao đến các quốc gia khác, các quốc gia đó phải cam kết : 

-Không được chuyển các thiết bị, kỹ thuật, .. trên đến đối tác thứ 3 mà không có sự đồng ý trước từ chính phủ Mỹ

-Không được tháo gỡ chúng khỏi phần vỏ bao bọc bên ngoài nếu không có sự đồng ý trước từ chính phủ Mỹ

-Duy trì vấn đề an ninh với các thiết bị trên giống như chính phủ Mỹ đã làm

Bán vũ khí ra nước ngoài – FOREIGN MILITARY SALES (FMS) 

Các hợp đồng bán vũ khí ra nước ngoài (FMS) mang lại ngân sách khoảng 55 tỉ Usd / năm cho chính phủ Mỹ . Văn phòng Chuyển Giao Vũ Trang và An Ninh Khu Vực – thuộc Cục Hợp Tác Chính Trị – Quân Sự – Bureau of Political-Military Affairs (PM/RSAT) của Bộ Quốc Phòng Mỹ sẽ phối hợp cùng Cục Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng – Defense Security Cooperation Agency (DSCA) để cùng phụ trách các tiến trình trong việc bán vũ khí ra nước ngoài (FMS). Cơ quan DSCA sẽ giám sát cả vấn đề đàm phán các dịch vụ đi kèm trong việc mua vũ khí bao gồm : huấn luyện, bảo trì, hậu mãi sau bán, … 

Việc Mua vũ khí Mỹ có dễ dàngIs it easy to buy US military weapons ?. Câu trả lời là hoàn toàn không dễ. Quá trình bán vũ khí ra nước ngoài (FMS) bắt đầu bằng việc quốc gia cần mua sẽ gửi Lá Thư Đề Nghị – Letter of Request (LOR) chính thức . Lá thư này sẽ bao gồm các chi tiết như tên loại vũ khí, số lượng, … kèm theo đó là thông tin đơn vị có khả năng cung cấp . Việc mua bán sẽ được chấp thuận sau khi Chính Phủ Mỹ và nếu cần thiết sẽ là Quốc Hội Mỹ phê chuẩn . Sau khi được phê chuẩn, cơ quan DSCA sẽ gửi Lá Thư Cung Cấp và Xác Nhận – Letter of Offer and Acceptance (LOA) bao gồm chi tiết các hạng mục đến đơn vị cung cấp vũ khí . Các hạng mục quan trọng cần Quốc Hội phê duyệt sẽ được đăng tải công khai tại Website của cơ quan DSCA

Quá trình xem xét và xử lý việc bán vũ khí ra nước ngoài (FMS) có thể kéo dài nhiều tháng . Đặc biệt là các hạng mục vũ khí quan trọng cần chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với các tiêu chuẩn Mỹ . Các nhà cung cấp của Mỹ thường sẽ không bàn giao vũ khí cho đến khi Lá Thư Cung Cấp và Xác Nhận – Letter of Offer and Acceptance (LOA) được thông qua

Điển hình trong trường hợp này là Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ thuộc khối NATO và từng có một loạt các tập đoàn công nghiệp đang nằm trong chuỗi cung ứng linh kiện cho chương trình máy bay chiến đấu F-35, bao gồm : Aerospace Industries (TAI), Roketsan, Tusas Engine Industries, Aselsan,…. Tuy nhiên, do chính phủ Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga vào năm 2019 nên các tập đoàn này đã bị loại bỏ khỏi chương trình máy bay F-35 . Chưa dừng ở đó, vào năm 2020, Quốc Hội Mỹ đã loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi danh sách muốn mua máy bay F-35. Lý do đưa ra là Thổ Nhĩ Kỳ đã có quan hệ mua bán vũ khí với Nga và Mỹ e ngại nếu bán máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chuyển giao máy bay này cho Nga hoặc để Nga tiếp cận F-35 và lộ bí mật vũ khí

Mua Bán Thương Mại Trực Tiếp – DIRECT COMMERCIAL SALES (DCS)

Với các dạng mua bán trực tiếp (DCS), cơ quan Kiểm Soát Thương Mại Quốc Phòng Trực Tiếp – Directorate of Defense Trade Controls (PM/DDTC) thuộc Cục Hợp Tác Chính Trị – Quân Sự – Bureau of Political-Military Affairs (PM/RSAT) sẽ xem xét các hồ sơ và phê duyệt. Các hợp đồng mua bán trực tiếp (DCS) mang lại ngân sách cho chính phủ Mỹ khoảng 115 tỉ Usd / năm 

Các hạng mục thuộc dạng mua bán trực tiếp (DCS) bao gồm các trang thiết bị quân sự, các dịch vụ huấn luyện, bảo trì, chuyển giao công nghệ sản xuất, … phù hợp với 21 hạng mục thuộc danh sách 21 mục về vũ khí đạn dược – U.S. Munitions List (USML) . Đối với các thỏa thuận mua bán này , bên quốc gia mua sẽ được phép thỏa thuận riêng với các công ty cung cấp

Theo Điều Luật Quốc Tế về Vận Chuyển Vũ Khí – International Traffic in Arms Regulations (ITAR), các công ty cung cấp sẽ nộp hồ sơ các hạng mục mua bán nằm trong danh sách 21 mục về vũ khí đạn dược – U.S. Munitions List (USML) lên cơ quan DDTC . Sau khi được chấp thuận, cơ quan DDTC sẽ gửi hồ sơ chấp thuận kèm dữ liệu vận chuyển ITAR cho đơn vị cung cấp 

Cũng giống như bán vũ khí ra nước ngoài (FMS), việc chuyển giao công nghệ cần Chính Phủ và Quốc Hội phê duyệt . Thời hạn giấy phép chuyển giao công nghệ có hiệu lực là 4 năm. Sau đó có thể gia hạn

Tuy mua bán trực tiếp (DCS) là công ty cung cấp vũ khí Mỹ làm việc trực tiếp với quốc gia nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mua bán này cần được Quốc Hội phê duyệt để phù hợp Đạo Luật Kiểm Soát Xuất Khẩu Vũ Khí – Arms Export Control Act và cũng được niêm yết thông tin công khai trên Website của Liên Bang 

Các dữ liệu về các hợp đồng được chấp thuận cũng được niêm yết công khai trên Website của DDTC hay còn gọi là Bảng Báo Cáo 655 – 655 Report

Leave A Reply

Your email address will not be published.