Trung Quốc thử nghiệm cá đuối không người lái – China test spy fish likes Manta ray
Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm thiết bị lặn không người lái giống cá đuối Manta trái phép ở khu vực biển Đông được đánh giá có thể phục vụ mục đích quân sự – China test spy fish looks like Manta ray
Báo chí Trung Quốc vừa đưa tin vào ngày 28 tháng 9 cho biết, các viên chức thuộc trường Đại Học Bách khoa Tây Bắc (NWPU) ở TP Tây An liên kết với quân đội Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm thiết bị lặn ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông. Đây là hành động trái phép vì khu vực này thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam
Tờ China Daily dẫn lời các nhà phát triển từ ĐH Bách khoa Tây Bắc (NWPU) ở TP Tây An cho biết đây là thiết bị không người lái dưới nước (UUV) đầu tiên trên thế giới có thể lặn sâu hơn 1.000 m ngoài biển khơi, với động cơ đẩy cánh lướt và vỗ cánh.
Trong khi các cá nhân này cho hay thiết bị lặn cá đuối không người lái này sẽ “đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường biển”, BenarNews dẫn lời các chuyên gia đánh giá rằng thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự.
Theo các tin tức của Trung Quốc cho biết, thiết bị lặn cá đuối không người lái được lấy cảm hứng từ loại cá đuối có thật trong tự nhiên – spy fish looks like Manta ray. Theo quan sát bên ngoài cho thấy, thiết bị lặn hình cá đuối này rất chân thật, với một cơ thể phẳng, hai cánh lớn và một cái đầu rộng. Tuy các chi tiết về thiết bị này vẫn còn khá hạn chế, song Tân Hoa xã cho hay nguyên mẫu robot sinh học này nặng khoảng 470 kg với sải cánh dài 3 m và có thể lặn xuống độ sâu lên tới 1.025 m. Các nhà phát triển của trường Đại Học Bách Khoa Tây Bắc cho biết :
“Robot cá đuối này mô phỏng theo hoạt động của loài cá đuối Manta, robot có thể vẫy cánh, lướt đi dưới nước một cách nhẹ nhàng. Cá đuối Manta được đánh giá là một trong những loài vật bơi dưới nước hiệu quả nhất nên các rotbot cá đuối có hiệu suất đẩy cao, khả năng cơ động cao, độ ổn định cao, ít tạo ra sự xáo trộn trong môi trường, ít tạo ra tiếng ồn cùng khả năng chịu tải lớn và khi cần thiết có thể nhẹ nhàng đáp dưới đáy biển”.
Giáo sư Alexandre Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (APCSS), một viện thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có trụ sở tại Hawaii, cũng có đồng quan điểm về robot cá đuối.
“Trung Quốc sẽ sử dụng các robot mô phỏng sinh học này cho các mục đích quân sự. Điều này phù hợp với chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự của họ”