Mỹ phải trả giá nếu Nga thắng trong cuộc chiến Ukraine – The Price of Russian Victory in Ukraine war

17

Nếu Mỹ bỏ rơi, thì Ukraine thua. Mỹ phải trả giá nếu Nga thắng trong cuộc chiến Ukraine – The Price of Russian Victory in Ukraine war vì khi đó, quân đội Ukraine – đội quân thiện chiến nhất Âu châu hiện nay – sẽ trong tay Putin, và Putin sẽ tổng động viên thanh niên Ukraine, nâng con số của đội quân này lên tới hàng triệu để chống lại chính Mỹ và Âu châu. Tới khi đó, Mỹ phải trả giá rất đắt; đắt hơn 7 lần so với giá giúp Ukraine hiện tại.

Tác giả Elaine McCusker – thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ 2017 – 2019. Bài này được đăng trên Foreign Affairs, 13/12/2024

Người Mỹ lo ngại về chi phí chiến tranh cho Ukraine. Phải mất đến bảy tháng, Quốc hội Mỹ thông qua gói viện quân sự giúp Ukraine. Tuy vậy, cuộc thăm dò của PAW vào tháng 11 vừa qua chỉ ra: hầu hết người Mỹ vẫn muốn giúp Ukraine, khoảng ¼ cho rằng Mỹ hỗ trợ Ukraine hơi nhiều. Phó tổng thống đắc cử JD Vance tung tin giả: “Nửa nghìn tỷ Mỹ kim cho cuộc chiến ở Ukraine.” Tỷ phú Elon Musk cũng tung ra những luận điệu tương tự. Thực ra, Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thử thách: nạn di dân, nợ quốc gia, cạnh tranh với Trung Quốc, chiến tranh ở Trung Đông…Tất cả đều cần đến nguồn lực. Nên việc lo lắng này là dễ hiểu.

Nhưng sẽ là rất sai lầm nếu chỉ lo lắng một chiều về cái giá của việc giúp Ukraine. Thế còn chiều ngược lại. Cái giá của việc không giúp đỡ Ukraine thì sao? Mỹ giúp Ukraine tức là Mỹ đang ngăn chặn Nga đe dọa Trung và Đông Âu. Một khi, Nga đã có bàn đạp hướng tới Trung và Đông Âu, thì Mỹ sẽ phải tiêu tốn rất nhiều nghìn tỷ. Thực tế, Mỹ giúp Ukraine tức là Ukraine đang ngăn chặn một cuộc chiến trực tiếp giữa NATO và Nga mà trong đó buộc quân đội Mỹ phải tham dự.

Để trả lời câu hỏi giúp đỡ Kyiv thắng, thì Mỹ sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Học viện Doanh Nghiệp Mỹ đã cộng lại số tiền mà Mỹ phải chi ra trong tình huống Ukraine thua trận. Mỹ phải triển khai quân dọc theo biên giới NATO – Nga. Mỹ phải đầu tư cho năng lực, kỹ thuật quân sự ở tư thế áp đảo. Mỹ phải tính đến chi phí, tốn kém nếu Nga tấn công một đồng minh NATO.

Trong tình huống Ukraine bại trận. Mỹ phải chi thêm 808 tỷ Mỹ kim cho năm tới so với ngân sách đã dự trù. Trong khi đó, từ khi Nga xâm lược Ukraine 2022, Mỹ mới giúp Ukraine 112 tỷ. Điều này nói lên là viện trợ cho Kyiv chỉ bằng 14% số tiền Mỹ phải chi để bảo vệ Âu châu. Hơn nữa, trong 112 tỷ Mỹ kim giúp Kyiv thì một phần lớn nằm lại nước Mỹ. Bởi vì, phải mua nguyên vật liệu, công sản xuất, công vận chuyển đều ở Mỹ. Nói một cách khác, nếu để Nga đánh bại Ukraine thì Mỹ sẽ phải chi thêm, gấp 7 lần so với việc giúp Kyiv ngăn chặn Nga. Vì vậy, giúp đỡ Kyiv là một quyết định tài chính quan trọng và đúng đắn của nước Mỹ.

Nếu Ukraine bại trận

Nếu Mỹ ngừng viện trợ, Ukraine sẽ rất khó khăn và Mỹ phải trả giá nếu Nga thắng trong cuộc chiến UkraineThe Price of Russian Victory in Ukraine war. Bất chấp những nỗ lực huy động nền công nghiệp quốc phòng, Ukraine và Âu châu, không đủ năng lực sản xuất vũ khí lấp vào khoảng trống mà Mỹ để lại. Ukraine đã cố gắng, nhưng không thể sản xuất pháo, phòng không, tăng và xe bọc thép để cản bước tiến của Nga. Ngay cả khi Ukraine có năng lực, thì Nga đã nhận thêm nhân lực khí tài của các đối tác. Thêm nữa, nếu Mỹ thoái lui, thì những ý chí chính trị ở Âu châu cũng có thể thoái lui theo.

Nếu Mỹ không giúp Ukraine, Nga sẽ tiến mạnh trong năm 2025 cho đến khi Kyiv cạn kiệt vũ khí. Tới 2026, Ukraine không còn hệ thống phòng không hiện đại. Nga tự do oanh tạc vào căn cứ quân sự và hạ tầng dân sự. Đối mặt với những cuộc tấn công liên tục và dữ dội, Ukraine chiến đấu dũng cảm, nhưng rất ít hy vọng để cầm cự. Quân đội Ukraine đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Nga chiếm Kyiv, và tiến tới biên giới NATO và Nga chiến thắng trong cuộc chiến Nga UkraineRussia Ukraine war.

Hẳn rằng Putin sẽ hài lòng, nhưng tham vọng của Putin là thống trị Đông Âu. Chiến thắng tại Ukraine là bàn đạp đẩy Putin tiến xa hơn. Putin càng có cớ để khẳng định quyền lực và tính chính danh của mình là đang bảo vệ nước Nga trước bọn phương Tây hung hãn. Sau khi khuất phục được Ukraine, Nga sẽ ém quân dọc theo biên giới NATO, đe dọa các quốc gia Baltic, Ba Lan, Slovakia, Hung, Rumania, Moldova và kéo dài từ Biển Đen tới Bắc Cực.

Sau khi đã chiếm được Ukraine, Nga sẽ dùng nguồn tài nguyên và nhân lực của Ukraine để chống lại toàn bộ Đông Âu. Quân đội Ukraine rất thiện chiến, đào tạo bài bản, đã qua kinh nghiệm chiến trường giờ đây nằm trong tay Putin. Hiển nhiên, Putin sử dụng đội quân này để chống lại phần còn lại của Âu châu. Hiển nhiên, khi Kyiv bị chiếm đóng, Putin thoải mái huy động thêm hàng triệu công dân Ukraine phục vụ cho Nga. Hiển nhiên, Putin sẽ nâng cao năng lực xản xuất vũ khí, chuẩn bị cho một cuộc xâm lược mới. Khoảng 2030, Nga sẽ đủ mạnh để tấn công NATO.

Vùng lên

Có vài người Mỹ cho rằng đây là công việc của Âu châu. Mỹ không bận tâm. Nhưng lịch sử đã chứng minh, khi Mỹ rút lui ở một khu vực nào đó, nơi đó sẽ xảy ra những xung đột đe dọa đến an ninh, thịnh vượng của Mỹ. Mỹ tự vệ đồng nghĩa với việc Mỹ phải đầu tư lớn về quân sự, kinh tế, và cả uy tín quốc tế.

Nếu để Ukraine thất bại, Mỹ cần đội quân đông hơn, hiện đại hơn, phản ứng nhanh hơn để tái bố trí ở nhiều địa điểm hơn. Để răn đe Nga, đánh bại Nga sau khi Nga đã chiếm xong Ukraine thì quân đội Mỹ tối thiểu cần thêm 270, 000 tân binh trên nền tảng đã có sẵn 943, 000 quân nhân dự kiến vào năm 2029.

Sử dụng số quân bổ sung để thành lập 14 lữ đoàn mới, và nâng cấp cho 72 lữ đoàn đã có cho phép 11 lữ đoàn đồn trú tại Âu châu, tăng gấp đôi sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu lục này. Chi phí cho đội quân có đủ năng lực răn đe, cơ động, tác chiến tốn khoảng 88 tỷ Mỹ kim. Tương tự, binh chủng thủy quân lục chiến cần phải bổ sung 205,000 quân nhân. Xây dựng các cơ sở quân sự chi phí tối thiểu khoảng 31 tỷ. Đó là chưa kể tới số tiền bảo vệ gia đình quân nhân đồn trú tại châu Âu. Đến năm 2029, để có một lực lượng không quân hiện đại và áp đảo, Mỹ cần chi phí cho không lực 109 tỷ.

Quyết định của thế kỷ

Cuộc chiến ở Ukraine cho thấy tầm quan trọng của máy bay không người lái và là hình ảnh của chiến trường trong tương lai. Trong suốt cuộc chiến, cả Ukraine và Nga đã dùng máy bay không người lái để trinh sát, và tấn công đối phương khá hiệu quả. Tuy vậy, về lĩnh vực này, Mỹ dường như đang tụt hậu. Nga đã am hiểu về công nghệ, và có nguồn tài nguyên lớn. Mỹ phải đầu tư vào lĩnh vực này khoảng 29 tỷ Mỹ kim.

Phòng không cũng là một lĩnh vực Mỹ phải quan tâm. Nếu Ukraine thua, Nga sẽ có 4200 Km biên giới với NATO. Nga sẽ có một triệu quân, được huy động ngay tại Ukraine. Vậy Mỹ phải cần đến tuyến phòng không hiện đại trị giá khoảng 173 tỷ Mỹ kim. Mỹ phải mở rộng những dây truyền sản xuất vũ khí, khí tài ở tầm ngắn và tầm xa khoảng 63 tỷ. Dù rằng chiến tranh đang xảy ra trên lục địa châu Âu, nhưng Mỹ vẫn cần đến hải quân ở Biển Đen và Đại Tây Dương. Mỹ phải chi thêm 50 tỷ Mỹ kim cho hải quân.

Rất đắt đỏ để ngăn chặn một cuộc chiến, nhưng sẽ đắt đỏ hơn nhiều khi phải tham chiến.

Còn một thứ nữa là phải duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, tập dược bổ sung thường xuyên. Để làm được điều này, Mỹ phải chi thêm 185 tỷ Mỹ kim. Kho tàng bến bãi, phụ tùng thay thế cần 33 tỷ. Tình báo, định hình chiến trường cần 10 tỷ. Nâng cấp cơ sở chỉ huy cần 36 tỷ. Bởi vì, Nga là một cường quốc, trình độ tác chiến mạng khá cao và có kinh nghiệm.

Cộng tất cả những khoản trên là 808 tỷ Mỹ kim – đây là một con số khổng lồ – tương đương với kinh phí quốc phòng Mỹ vào năm 2022. Con số này sẽ thấp hơn nhiều, nếu Kyiv chiếm ưu thế. Nga phải rút quân, nền kinh tế suy yếu, các quan hệ đối tác vỡ vụn, cùng vô vàn những khó khăn trong nước. Có lẽ, Nga phải nín nhịn một khoảng thời gian dài.

Nếu Ukraine thắng, Ukraine có nền tảng công nghiệp và quân đội hiện đại. Mỹ không cần phải triển khai một lực lượng lớn đến Âu châu. Mỹ có thời gian và nguồn lực giành cho Thái Bình Dương. Điều này cũng là nguyện vọng của Donald Trump.

Giúp đỡ Ukraine, không chỉ Mỹ được an toàn hơn, mà còn là trách nhiệm tài chính. Khá đắt đỏ để ngăn ngừa một cuộc chiến, nhưng sẽ vô cùng đắt đỏ nếu phải tham chiến. Mỹ đang đối mặt với nhiều đe dọa toàn cầu. Có thể hiểu được những lo ngại về cái giá phải trả khi giúp đỡ Ukraine. Nhưng xét đến những rủi ro, Mỹ phải tính đến những chi phí dài hạn, chứ không phải chỉ là món tiền trước mắt.

Hỗ trợ Ukraine không chỉ đúng về mặt đạo đức, mà còn đúng về cả tài chính. Đó là một đầu tư thận trọng, dài hạn, và vì lợi ích to lớn của Hoa Kỳ.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.