Súng trường StG-44 Sturmgewehr đầy lợi hại của Hitler

0 640

Ít ai biết rằng khẩu súng trường tấn công StG-44 Sturmgewehr đầy lợi hại của Hitler – German 44 assault rifle in WW2, từng bị Hitler hắt hủi lại trở thành khẩu súng trường được đánh giá lợi hại nhất trong thế chiến thứ 2 và là nguồn cảm hứng cho nhiều loại súng trường tấn công về sau.

Năm 1942, các nhà máy sản xuất vũ khí của Đức nhận được bản thiết kế của một loại súng carbine có thể sản xuất nhanh và tiết kiệm từ các bộ phận làm bằng thép cán. Đó chính là khẩu súng carbine MKb42 do Hugo Schmeisser thiết kế. Khẩu súng MKb42 sử dụng đạn Kurz 7.92×33 mm, một loại đạn cỡ trung với hộp tiếp đạn 30 viên. Lính Đức trên chiến trường đặc biệt ưa thích khẩu súng mới do uy lực cao và hộp tiếp đạn nhiều.

Tuy nhiên, Quốc Trưởng Đức Quốc Xã là Adolf Hitler khi đó lại không thích khẩu súng carbine MKb42. Theo một số nhà sử học, Hitler căm ghét khẩu súng mới có thể do những trải nghiệm của thời kỳ làm lính trong Thế Chiến I, hoặc do ông trùm này tự cho rằng mình là thiên tài quân sự lỗi lạc nhất từ trước đến nay, và mọi loại vũ khí mới đều phải do ông trùm đích thân chỉ đạo. Hậu quả là Hitler ra lệnh ngừng sản xuất súng carbine MKb42.

Những năm 1943, trên mặt trận phía Đông lúc đó, Hồng quân Liên Xô được trang bị các vũ khí bán tự động như súng trường Tokarev SVT-38 hoàn toàn áp đảo các loại súng tiểu liên của quân Đức. Đức Quốc xã hối thúc các kỹ sư quân sự chế tạo Wunderwaff, các “vũ khí kỳ diệu” mà người Đức hy vọng sẽ đánh trúng vào điểm yếu của quân đồng minh và xoay chuyển cục diện chiện trường

Lúc này, dưới yêu cầu của binh sĩ, các tướng Đức đã đổi tên súng MKb42 thành súng MP-43 và tuyên bố đây là phiên bản nâng cấp súng tiểu liên đang được trang bị trong quân đội Đức và tiếp tục sản xuất nó. 

Sau khi biết chuyện này, Hitler rất tức giận nhưng vào tháng 3 năm 1943, Hitler vẫn cho thêm 6 tháng để đánh giá hiệu quả của súng. Đến tháng 9 năm 1943, kết quả đánh giá hết sức tích cực. Hitler đã ra lệnh đẩy mạnh việc sản xuất hàng loạt và tháng 10 năm 1943, các khẩu súng này được trang bị cho các đơn vị Wafen SS và các đơn vị bộ binh ở mặt trận miền Đông.

Tháng 7 năm 1944, các khẩu súng MP-43 có vài chi tiết được thay thế và đặt tên là MP-44, khi gặp mặt các tướng lĩnh ở miền Đông, Hitler hỏi các viên tướng này cần gì. Một viên tư lệnh trả lời, đó là “những khẩu súng trường mới” . Hitler muốn biết khẩu súng này có điều gì đặc biệt mà khiến binh sĩ sẵn sàng lừa dối cả ông. Ông thậm chí còn đích thân cầm bắn thử một khẩu súng MP-44. Kết quả, khẩu súng MP-44 đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Hitler đến nổng ông đặt biệt danh cho nó là “súng trường Sturmgewehr 44” gọi tắt là súng trường StG-44 , nghĩa là “súng trường tấn công” để phục vụ mục đích tuyên truyền và ra lệnh đẩy nhanh tốc độ chế tạo khẩu súng mới này để trang bị cho bộ binh . Từ lúc này, một thuật ngữ quân sự mới ra đời đó là “súng trường tấn công” – “assault rifle”

Dù ra đời muộn, những khẩu súng trường StG-44 Sturmgewehr vẫn gây ra thiệt hại đáng sợ cho đà tiến công của quân đồng minh. Trong lần đầu chạm trán loại súng này ở trận Bulge, lính Mỹ với những khẩu súng M-1 Garand chỉ có hộp tiếp đạn 8 viên, tốc độ bắn chỉ 40-50 phát / phút  nên đã hoàn toàn bị áp đảo trước lính Đức được trang bị khẩu súng trường StG-44 với hộp đạn 30 viên và tốc độ bắn lên đến 550-600 phát/ phút. 

“Về cuối thế chiến thứ 2, trang bị của lính Đức Quốc Xã trong nhiều trận đánh đều ưu việt hơn hẳn đối thủ đặc biệt là các khẩu súng trường tấn công StG-44 Sturmgewehr cực kỳ lợi hại, chỉ cần một nhóm nhỏ lính Đức cũng có hỏa lực áp đảo một đơn vị bộ binh Mỹ với quân số lớn hơn rất nhiều trên chiến trường”, sử gia Christer Bergstrom viết trong cuốn Trận Ardennes 1944-1945.

Sau Thế Chiến II, súng trường Sturmgewehr 44 hay súng trường Stg-44 đã trở thành cha đẻ của mọi khẩu súng trường tấn công hiện đại khi nó được coi là một cuộc cách mạng trên chiến trường thời kỳ đó. Các nhà thiết kế súng trường bắt đầu hướng đến các khẩu súng trường có thể thay đổi chế độ bắn phát một lẫn liên thanh và súng cacbin sử dụng đạn cỡ trung. Có giả thuyết cho rằng, sau thế chiến thứ 2, Liên Xô đã thu giữ được nhiều chiến lợi phẩm và trong đó là các khẩu súng StG-44. Sau đó, ông Mikhail Timofeyevich Kalashnikov đã dựa trên khẩu súng này mà chế tạo ra khẩu súng trường lừng danh AK-47.

Hiện nay, ước tính vẫn còn khoảng 500.000 khẩu súng trường StG-44 có từ thời Đức Quốc Xã vẫn còn được sử dụng

Leave A Reply

Your email address will not be published.