Phân chia vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã – Russian nuclear weapons
Sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia thuộc khối này đã tiến hành phân chia vũ khí. Điều quan tâm lớn nhất chính là việc phân chia vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã – – Russian nuclear weapons
Theo các báo cáo từ Mỹ cho biết, tính đến cuối năm 1990, Liên Xô và các nước thành viên sở hữu lượng vũ khí hạt nhân cực lớn với trên 10.200 đầu đạn các loại bao gồm các đầu tạn tên lửa, bom các loại được phóng từ các bệ phóng và từ máy bay và tàu chiến mặt nước và tên lửa được phòng từ tàu ngầm. Sau sự tan rã của Liên Xô, số lượng các cường quốc hạt nhân trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) chính thức có 4 – ngoài Nga, còn có Ukraine, Belarus và Kazakhstan.
Trên lãnh thổ các nước cộng hòa mới độc lập này vũ khí chiến lược vẫn được bố trí. Trong tay Kiev có 1.240 đầu đạn dẫn đường riêng lẻ – đứng thứ 3 thế giới, bao gồm 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa và máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Kazakhstan cũng được quyền sở hữu đến 1.040 đầu đạn hạt nhân – nhiều hơn cả số lượng vũ khí hạt nhân của Pháp, Trung Quốc và Anh cộng lại.
Ban đầu, Liên bang Nga không có ý định một mình kiểm soát tất cả vũ khí chiến lược của Liên Xô. Vì vậy, vào ngày 21/12/1991, 4 quốc gia nói trên đã ký một thỏa thuận về các biện pháp chung kiểm soát vũ khí hạt nhân tại thành phố Alma Ata của Kazakhstan và được gọi là thỏa thuận Alma Ata.
Ngày 25/12/1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã tổng thống Nga Mikhail Gorbachev giao quyền “vali hạt nhân” và từ đó hình ảnh “vali hạt nhân” trở thành biểu tưởng của vũ khí hạt nhận Liên Xô
Ngày 30/12/1991, tại Minsk, các quốc gia thành viên CIS đã ký kết thỏa thuận về sự cần thiết thành lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược Thống nhất về vũ khí hạt nhân Liên Xô. Theo đó, tổng thống Nga có quyền đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng phải có sự thỏa thuận trước với Ukraine, Belarus và Kazakhstan và các thành viên CIS khác.
Trong khi đó, các nước phương Tây và ngay cả các thành viên của CIS cũng tin rằng chỉ có Nga mới đủ tiềm lực quân sự lẫn tài chính để có thể bảo quản tốt và an toàn các đầu đạn hạt nhân này
Sau thời gian đó, dần dà Bộ Quốc phòng Nga nhận về mình quyền kiểm soát vũ khí chiến lược của Liên Xô. Và đến cuối năm 1992, việc kiểm soát lực lượng hạt nhân chiến lược trong thực tế đã được Moscow độc quyền, không có sự tham gia của Kiev, Minsk và Alma-Ata
Tháng 6/1992, các quốc gia thành viên CIS ủng hộ ý định của Nga ký Hiệp ước về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Ngoài ra, họ bày tỏ mong muốn tham gia thỏa thuận với tư cách là các quốc gia phi hạt nhân. Belarus và Kazakhsatn khẳng định họ tự nguyện bỏ vũ khí hạt nhân và Nga đã cho di chuyển toàn vũ khí hạt hạt nhân về Nga
Ở Ukraina, lúc này bắt đầu ngã về phía Mỹ và các nước phương Tây, Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nezalezhnoy Sergei Golovaty khi đó tuyên bố thẳng thừng rằng, Kiev cần vũ khí hạt nhân để “ngăn chặn nước Nga”. Tháng 1/1994, Mỹ, Ukraina và Nga ký tuyên bố xác nhận tình trạng phi vũ khí hạt ở ở Ukraina, đồng thời buộc các quốc gia khác đưa tất tất cả vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình. Bù lại, Mỹ và các quốc gia phương Tây sẽ tiến hành viện trợ kinh tế cho Ukraina và cam kết nếu có quốc gia nào tấn công Ukarina, Mỹ, Anh và Nga sẽ lập tức trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để có biện pháp bảo vệ. Các quốc gia phương Tây có lợi khi không bị vũ khí hạt nhân đe dọa và chia rẽ được Nga và Ukraina, Ukraina thì được viện trợ kinh tế, Nga thì có thể thu về các vũ khí hạt nhân
Cần nhắc lại rằng, trước thời điểm phân chia vũ khí hạt nhân Liên Xô năm 1991, Ukraina chiếm đến 1/3 lượng vũ khí hạt nhân của Nga và là đứng thứ 3 trên thế giới về sức mạnh vũ khí hạt nhân. Lực lượng vũ khí bao gồm : 130 dàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100N ICBM với 6 đầu đạn hạt nhân trên mỗi quả tên lửa, 46 dàn tên lửa hạt nhân xuyên lục địa RT-23 Molodet ICBM với 10 đầu đạn trên mỗi tên lửa, 33 máy bay oanh tạc cơ hạng nặng mang đầu đạn hạt nhân và có tổng cộng 1700 đầu đạn trên toàn lãnh thổ Ukraina