Lộ điểm yếu tên lửa Harpoon diễn tập RIMPAC 2020

0 344

Trong cuộc tập trận RIMPAC-2020, tên lửa chống hạm Harpoon đã lộ điểm yếu chết người khi đã phải bắn tới 4 quả tên lửa Harpoon nhưng vẫn không thể đánh chìm ngay lập tức con tàu hàng dân sự cũ được

Ngay sau cuộc diễn tập bắn đạn thật, Hải quân Mỹ ra thông báo nói rằng hỏa lực từ các tàu chiến và máy bay của các nước tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020) đã đánh chìm tàu chở hàng đổ bộ đã ngừng hoạt động USS Durham (LKA 114) vào ngày 30/8.

Theo Hải quân Mỹ, cuộc tập trận đánh chìm tàu hải quân (SINKEX) đã cung cấp cho các đơn vị tham gia cơ hội để đạt được sự thành thạo và tự tin vào vũ khí và hệ thống của họ thông qua quá trình huấn luyện thực tế không thể trùng lặp trong các thiết bị mô phỏng.

“Mô phỏng là một phần quan trọng trong quá trình huấn luyện của chúng tôi nhưng không có gì tốt hơn là tiến hành huấn luyện bắn đạn thật.”

Các cuộc tập trận đánh chìm tàu quân sự là một cách quan trọng để kiểm tra hệ thống vũ khí theo cách thực tế nhất có thể. Nó thể hiện như một lực lượng hợp thành mà chúng ta có khả năng tác chiến ở cấp độ cao ” – Thuyền trưởng Hải quân Hoàng gia Australia, chỉ huy lực lượng “RIMPAC 2020 Task Force One”, cho biết.

Các tàu hải quân cũ của Mỹ cũng được sử dụng trong kịch bản tập trận SINKEX, chúng được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định do Cơ quan Bảo vệ Môi trường đặt ra và thực thi theo giấy phép chung mà Hải quân Hoa Kỳ cấp theo Đạo luật Bảo vệ, Nghiên cứu và Chế tài Biển.

Mỗi chiếc tàu trong kịch bản SINKEX được yêu cầu phải bị đánh chìm tàu ở độ sâu ít nhất 1.000 mét (6.000 feet) nước và cách đất liền ít nhất 50 hải lý. Các cuộc khảo sát trước đó cũng được tiến hành để đảm bảo con người và động vật có vú biển không ở trong khu vực có thể bị tổn hại trong sự kiện này.

Trước khi được vận chuyển để tham gia SINKEX, mỗi tàu “quân xanh” đều được trải qua một quá trình làm sạch nghiêm ngặt, bao gồm loại bỏ tất cả các chất lỏng biphenyl polychlorinated (PCB) khỏi máy biến áp và tụ điện lớn, tụ điện nhỏ ở mức độ thực tế cao nhất.

Quân đội Mỹ đã phóng 4 tên lửa chống hạm Harpoon vẫn không đánh chìm được chiếc tàu dân sự
Quân đội Mỹ đã phóng 4 tên lửa chống hạm Harpoon vẫn không đánh chìm được chiếc tàu dân sự

Tất cả rác thải, có thể nổi trên mặt biển vật, vật liệu chứa thủy ngân hoặc fluorocarbon và các vật liệu PCB rắn phải được cọ rửa và tháo bỏ. Dầu mỏ cũng được làm sạch khỏi các bồn chứa, đường ống và hệ thống máy móc.

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, USS Ex-Durham là một tàu chở hàng đổ bộ lớp Charleston được đưa vào hoạt động vào ngày 24 tháng 5 năm 1969 và ngừng hoạt động vào ngày 25 tháng 2 năm 1994. Con tàu được đặt tên theo địa danh Durham, ở Bắc Carolina và từng phục vụ trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Boeing, tên lửa Harpoon được phát triển, trang bị cho nhiều nền tảng: máy bay (AGM-84, không có tầng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn); tàu chiến mặt nước (RGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường); tàu ngầm (UGM-84, lắp tầng đẩy tăng cường và đặt trong container kín nước phóng qua ống phóng ngư lôi cỡ 533mm) và biến thể dùng cho khẩu đội phòng thủ bờ.

Tên lửa chống hạm Harpoon nặng 691kg (với tầng tăng cường), dài 3,8m (biến thể phóng trên không) hoặc 4,6m (biến thể phóng từ tàu chiến), đường kính thân 0,34m, lắp đầu nổ nặng 221kg.

Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bay 124km, tốc độ bay 864km/h, pha cuối bay ở độ cao cực thấp, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Harpoon được phát triển với khá nhiều biến thể, chủ yếu cải tiến về hệ thống dẫn đường và động lực giúp tăng tầm bắn tên lửa.

Ví dụ như biến thể phóng từ trên không AGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km, AGM-84H/K Block 1G/J có tầm 280km; biến thể phóng trên tàu chiến RGM-84F Block 1D tăng tầm tới 315km.

Điều đặc biệt là Hải quân Mỹ từng nhiều lần khẳng định Harpoon có thể bắn chìm chiến hạm cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất. Tuy nhiên, sau khi đánh chìm chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry RIMPAC 2016 và RIMPAC 2020, người ta đã thấy sự điểm yếu chết người của tên lửa chống hạm Harpoon.

Theo thống kê, người ta đã dùng đến hơn 10 loại vũ khí cực mạnh để đánh chìm tàu USS Thach, gồm 4 tên lửa diệt hạm Harpoon (phóng từ tàu ngầm, tàu chiến, máy bay), nhiều tên lửa Hellfire phóng từ trực thăng, 1 tên lửa Maverick từ máy bay P-3 Orion, 2 quả bom (từ F/A-18 và B-52), và 1 ngư lôi từ tàu ngầm hạt nhân.

Đó cũng là lý do mà Mỹ quyết định ngừng sản xuất tên lửa chống hạm Harpoon và tiến thày thay thế dần bằng NSM và LRASM mới hơn

Leave A Reply

Your email address will not be published.