Tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện nay của hải quân Nga

0 489

Tàu ngầm hạt nhân luôn là một trong những loại vũ khí răn đe chiến lược mà rất được Nga chú trọng và ngày càng được tăng cường. Chúng ta cùng điểm qua những loại tàu ngầm mà Nga đang sở hữu và có kế hoạch phát triển thêm

Các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga :

1 – Tàu ngầm Project 949A Antey (Tàu ngầm Oscar)

Tàu ngầm Đề án 949A là 1 lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình đã có từ cuối thời LX, phương Tây thường gọi là Oscar II. Con tàu nặng tới 24000 tấn với vũ khí chủ lực là 24 quả tên lửa hành trình/chống hạm P-700 Granit cực mạnh vào thời đó.

Đến nay đã có tổng cộng 11 tàu được đóng, tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại 7 đơn vị. Tàu ngầm Kursk bị chìm vào năm 2000, trong khi 3 tàu khác đã bị loại biên chế. Hiện tại thì 7 tàu còn lại của Đề án đã và đang trải qua gói nâng cấp sâu 949AM

Gói nâng cấp 949AM loại bỏ toàn bộ 24 tên lửa hành trình P-700 kèm ống phóng và thay vào đó là ống phóng thẳng đứng thế hệ mới. Công nghệ sử dụng ống phóng thẳng đứng thế hệ mới của Hải quân Nga, về mặt ý tưởng thì nó cực kỳ giống ống phóng thẳng đứng thế hệ mới mà Mỹ đang sử dụng trên Ohio & Virginia với khả năng tích hợp nhiều tên lửa vào trong một ống phóng duy nhất, giúp tiết kiệm không gian triển khai rất rất nhiều so với trước kia. Sau khi nâng cấp, con tàu có thể triển khai tới 96 tên lửa thuộc họ nhà Kalibr hoặc 72 tên lửa có kích thước lớn hơn như Oniks, Kh-101 hoặc Zircon

Đối thủ xứng tầm duy nhất của Antey hiện nay trên thế giới chỉ có tàu ngầm Ohio (SSGN) của Mỹ. Tuy nhiên, trong khi Ohio (SSGN) dự kiếm sẽ bị thải loại trong khoảng 10 năm đến thì Nga vẫn có kế hoạch sử dụng tàu ngầm Antey ít nhất thêm 15 năm nữa

2 – Tàu ngầm Project 885 Yasen
– ý tưởng thì đã có từ cuối thời LX, nhưng mãi tới những năm 2010 mới thành hình được
– về căn bản thì Yasen cũng khá giống với Antey nâng cấp với mấy cái ống phóng thẳng đứng đời mới, mà nói chính xác hơn là Antey phải dựa vào thiết Yasen để nâng cấp mới đúng
– tuy cũng là một dạng tà ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình nhưng Yasen mang hơi hướng tàu ngầm tấn công hơn là tàu ngầm chiến lược với khả năng tìm và diệt vô cùng mạnh mẽ thay vì chỉ biết kiếm chỗ đẹp xong bấm nút như Antey
– nói vậy chứ Yasen vẫn nặng tới hơn 13000 tấn, là tầu ngầm tấn công to nhất thế giới cũng như to hơn phần lớn tàu ngầm chiến lược từng tồn tại trong lịch sử
– hỏa lực chủ đạo của Yasen bao gồm 8 ống phóng thẳng đứng thế hệ mới, cho 32 tên lửa họ Kalibr hoặc 24 tên lửa lớn hơn như Oniks, Kh-101 hoặc Zircon
– kể từ tàu thứ 2 trở đi thì con số ống phóng sẽ được tăng nhẹ từ 8 thành 10, tức 25% tên lửa được bổ sung thêm
– ngoài ra thì ống phóng ngư lôi của Yasen cũng có thể phóng các tên lửa dòng Kalibr, từ đó tăng đáng kể hỏa lực so với các tàu ngầm thế hệ cũ
– năng lực tàng hình cũng là một thứ đáng để bàn tới, độ ồn của Yasen chỉ ngang ngửa Sea Wolf & Virginia của Mỹ và thuộc hàng êm nhất thế giới. Trong khi kể từ tàu thứ 2 thì khả năng này còn được cải tiến hơn cả trước
– tại thời điểm hiện tại thì Yasen hoàn toàn không có đối thủ xứng tầm trên thế giới. Ít nhất là về chất lượng chứ xét cả số lượng nữa thì vẫn không có cửa so với Virginia
3 – Tàu ngầm project 667BDRM Delfin (Tàu ngầm Delta)
– phương Tây thường gọi là Delta IV
– 1 trong những dự án tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo cuối cùng của hải quân Liên Xô
– nặng 18200 tấn, với hỏa lực chủ đạo là 16 tên lửa đạn đạn liên lục địa R-29RM
– khả năng vận hành con tàu hơn kha khá so với Ohio của Mỹ, tuy nhiên thì hỏa lực lại thua rất nặng với chênh lệch về cả số lượng cũng như chất lượng tên lửa
– sự thay đổi mang tính cách mạng chỉ đến khi Delfin được nâng cấp tên lửa từ R-29RM lên tên lửa R-29RMU2 Sineva kể từ sau 2010
– Sineva có sức mạnh ngang ngửa Trident II của Mỹ, trong khi kích thước lại nhỏ hơn nhiều. Giới quân sự phương Tây nhận định rằng Sineva chính là tên lửa đạn đạo liên lục địa tốt nhất thế giới hiện này (tốt nhất, không phải mạnh nhất)
4 – Tàu ngầm Project 955 Borei
– dự án tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo cuối cùng của hải quân Liên Xô, tuy nhiên cũng phải mãi tới những năm 2010 mới thành hình

– nặng 24000 tấn với hỏa lực chính là 16 quả tên lửa đạn liên lục địa R-30 Bulava
– R-30 Bulava là phiên bản mặt nước của tên lửa Topol trên cạn, do hạn chế về cả kích thước lẫn kỹ thuật mà khá lép vế so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa khác
– cộng với việc Borei chỉ mang được 16 quả tên lửa trên cái xác tàu to vật vã, hỏa lực của lớp tàu bị cho là khá kém cõi. Tuy nhiên, năng lực vận hành của bản thân con tàu lại thuộc hàng tốt nhất thế giới, bỏ xa Ohio, Vanguard & vượt trội hơn cả Triomphant, càng bỏ xa tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc
– có lẽ đối với Borei, người Nga muốn dịch chuyển sự ưu tiên từ mật độ hỏa lực sang khả năng tác chiến hiệu quả. Điều này cũng đang được Mỹ và Anh áp dụng trên các lớp tàu sắp tới của họ như là Columbia hay Dreadnought với số lượng ống phóng giảm rõ rệt so với trước

Leave A Reply

Your email address will not be published.