Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá – P2 : Vũ Khí

0 210

Chương trình hiện đại hoá của Hải Quân Trung Quốc đã biến nước này trở thành quốc gia có tiềm lực hải quân đứng hàng đầu Châu Á và có số lượng tàu chiến vượt qua cả Hải Quân Mỹ – China Navy PLAN modernization plan

Trước đây, các vũ khí Trung Quốc đều nhập khẩu từ Nga, dần dà về sau Trung Quốc bắt đầu tự sản xuất vũ khí nhưng nhiều thành phần đều phải nhập từ nước ngoài. Các báo cáo của Tình Báo Hải Quân ONI vào tháng 2 năm 2020 cho biết : “Hiện tại gần như các linh kiện, thiết bị, .. của vũ khí Trung Quốc đều được sản xuất trong nước. Trung Quốc không còn phụ thuộc vào Nga hoặc các nước khác đặc biệt là trong hệ thống vũ khí tàu chiến”

Trong những năm gần đây, chương trình hiện đại hoá của Hải Quân Trung Quốc đã không còn nặng về phát triển số lượng vũ khí nữa mà nghiêng về chất lượng, tính năng chiến đấu, sự hiện đại và sự cơ động trên chiến trường

Phần 2 : HIỆN ĐẠI HOÁ VŨ KHÍ

1./ Tên lửa chống hạm

a./ Tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM )

Trung Quốc công bố đã chế tạo thành công 2 mẫu tên lửa đạn đạo chống tàu được phóng từ đất liền, đó là tên lửa DF-21D : đây là kiểu tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) di động phóng từ mặt đất có tầm bắn 1.500km và tên lửa DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung đa năng (IRBM) có tầm bắn 4.000km . Bộ Quốc Phòng Mỹ DOD mô tả :

“Đây là kiểu tên lửa có khả năng thực hiện cuộc tấn công có độ chính xác cao bằng đầu đạn quy ước hoặc đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu trên đất liền cũng như các mục tiêu trên biển. Trung Quốc cũng đang phát triển các thiết bị siêu thanh và nếu tích hợp vào các tên lửa chống hạm sẽ giúp cho các tên lửa này không thể bị đánh chặn”

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc - China Anti-ship Baliistic Missile (ASBM)
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc – China Anti-ship Baliistic Missile (ASBM)

Các chuyên gia quân sự đặc biệt ấn tượng mạnh với các tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc do các tên lửa này khi được kết hợp với hệ thống định vị bằng vệ tinh sẽ cho phép Trung Quốc tấn công các mục tiêu là các tàu sân bay của Mỹ hoặc các tàu chiến của Mỹ và Đồng Minh trên vùng biển Thái Bình Dương. Hải Quân Mỹ chưa từng đối mặt với hiểm nguy từ các tên lửa đạn đạo tấn công các tàu chiến di chuyển trên biển. Do đó, các nhà quân sự đã đặt tên cho vũ khí ASBM này là “Vũ Khi Thay Đổi Cuộc Chơi”

b./ Tên lửa hành trình chống tàu (ASCM )

Chuyên gia quân sự Pierre Derlieu trong bài viết đăng trong tạp chí quân sự Châu Á cũng đã có bài viết cho biết , tập đoàn Khoa Học Công Nghiệp Không Gian Trung Quốc – China Aerospace Science and Industry Corporation ( CASIC ) , Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 và đang đẩy mạnh chương trình xuất khẩu tên lửa này với phiên bản xuất khẩu có tính năng hạn chế hơn là tên lửa CM-302. Tên lửa này có khả năng tấn công tàu chiến lẫn các mục tiêu trên đất liền

Danh mục tên lửa chống hạm của Trung Quốc đã được mở rộng với tên lửa hành trình chống tàu do Nga lẫn Trung Quốc sản xuất điển hình là tên lửa hành trình chống tàu YJ-18. Tên lửa này chỉ mới xuất hiện lần đầu trong buổi trình diễn quân sự kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nhà nước Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 2019.

Mặc dù các tên lửa này không được báo giới lẫn các nhà quân sự chú ý do thực tế chủng loại này mới được phát triển gần đây. Tuy vậy điều đáng lưu ý nhất chính là Hải Quân Mỹ cũng chưa thể có loại tên lửa chống hạm có tầm bắn bằng với tên lửa ASCM này của Trung Quốc

c./ Tàu ngầm

Hải Quân Trung Quốc đang ra sức phát triển lực lượng tàu ngầm. Phần lớn các tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc đều do Trung Quốc hoặc Nga phát triển. Các tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc không thể so sánh với những tàu ngầm mới nhất của Nga nhưng nếu so với những tàu ngầm trước đây của Trung Quốc thì chúng đã hiện đại hơn rất nhiều

Phần lớn các tàu ngầm Trung Quốc đều không không phải tàu ngầm hạt nhân (SS) . Trung Quốc cũng đang sở hữu một lượng nhỏ tàu ngầm năng lượng hạt nhân (SSN) và một số chúng là những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) . Số lượng các tàu ngầm mang năng lượng hạt nhân SSN và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạn SSBN sẽ gia tăng trong những năm tới nhưng có vẽ Trung Quốc muốn đẩy mạnh lực lượng tàu ngầm thông thương SS hơn . Bộ Quốc Phòng Mỹ DoD cũng báo cáo :

“Đến cuối năm 2020, Hải Quân Trung Quốc có khoảng 70 tàu ngầm các loại”

Tình Báo Quốc Phòng Mỹ – DIA cũng xác nhận Trung Quốc có khoảng 65-70 tàu ngầm

Tình báo Hải Quân Mỹ – ONI cũng báo cáo :

“Số lượng các tàu ngầm Trung Quốc tăng chậm đó là do Trung Quốc thay những tàu ngầm cũ bằng tàu ngầm mới hiện đại hơn. Trung Quốc cũng đẩy nhanh phát triển các xưởng đóng tàu ngầm. Dự kiến sau khi thay các tàu ngầm cũ xong, số lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ tăng mạng. Trung Quốc đang có 66 tàu ngầm . Bao gồm 4 chiếc SSBN, 7 chiếc SSN và 55 chiếc SS. Con số này sẽ tăng đến 76 chiếc vào năm 2030 bao gồm 8 chiếc SSBN, 11 chiếc SSN và 55 chiếc SS”

Tàu ngầm thông thường SS hiện đại nhất là các tàu ngầm lớp Nguyên – Yuan (Type 039) , tàu ngầm năng lượng hạt nhân SSN hiện đại nhất là lớp Thương – Shang (Type 093) và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN hiện đại nhất là lớp Tấn – Jin (Type 094) . Tin tức tình báo cho biết trong tháng 6 , Trung Quốc sẽ biên chế 2 tàu ngầm SSBn lớo Tấn vào sử dụng. Khi đó Trung Quốc sẽ có 6 chiếc loại SSBN

Tình báo Hải Quân Mỹ ONI cho biết, các tàu ngầm Trung Quốc chủ yếu được đóng tại xưởng đóng tày Huludao . Thông thường Trung Quốc mất 2-4 năm để hoàn tất việc đóng tàu và thử nghiệm trên biển trước khi được biên chế trong Hải Quân . Từ năm 2006 đến nay, xưởng này đã hoàn tất 8 chiếc và đã được biên chế sử dụng. Trung bình 15 tháng / chiếc

Các tàu ngầm Diesel – điện được đóng ở 2 xưởng. Trung bình mất một năm để đóng và thử nghiệm trên biển trước khi được bàn giao

Xem lại : Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá – P1

Xem tiếp : Hải Quân Trung Quốc và chương trình hiện đại hoá – P3 : Vũ Khí

Leave A Reply

Your email address will not be published.