Thế trận của hải quân Việt Nam trên biển Đông

0 3,204

Hải quân Việt Nam đang đối mặt áp lực với Hải quân Trung Quốc PLAN ngày càng lớn. Với tiềm năng kém hơn hẳn, chúng ta cùng phân tích thế trận của hải quân Việt Nam trên biển Đông nên là gì ?

Hải quân Việt Nam đang trang bị 6 tàu ngầm Kilo project 636 đó là những chiếc : HQ-182 Hà Nội, HQ-183 TP Hồ Chí Minh, HQ-184 Hải Phòng, HQ-185 Khánh Hòa, HQ-186 Đà Nẵng, HQ-187 Bà Rịa Vũng Tàu. Bốn chiếc tàu Gepard 3.9 là những chiếc HQ-011 Đinh Tiên Hoàng, HQ-012 Lý Thái Tổ, HQ-015 Trần Hưng Đạo, HQ-016 Quang Trung. Đây được xem là xương sống của quân đội Việt Nam trên biển. Dĩ nhiên Việt Nam còn 1 số tàu nhỏ Turanta , 8 chiếc tàu phóng tên lửa Osa II hay còn gọi là Project 205 Moskit có trọng tải chỉ 235 tấn biên chế từ những năm 1970, 12 chiếc tàu phóng tên lửa Tarantul trọng tải 480 tấn, nhưng số lượng không nhiều và không giúp làm thay đổi cán cân quân số

Có thể thấy số tàu tác chiến ở Việt Nam quá ít để có thể giành ưu thể dọc bờ biển dài 3.444km chưa kể các hòn đảo của Việt Nam. Theo đúng nguyên tắc tác chiến thì  mỗi hạm đội phải bao gồm 3 thành phần. Một bộ phận làm nhiệm vụ tuần tra, tác chiến, một bộ phận làm công tác huấn luyện và một bộ phận đang trong quá trình tu bổ bảo trì kiêm dự phòng tác chiến. Với 4 chiếc Gepard của Việt Nam đều đang thường trực tác chiến, có thể thấy chúng tá chưa chưa có nhóm tàu làm công tác huấn luyện và chưa có tàu dự bị. Nếu có chiếc nào bị hư hỏng là chúng ta bị hụt ngay lập tức. Điều này tương tự 6 chiếc tàu ngầm Kilo, trong đó có 2 chiếc vừa nhận được trong năm 2018

Đối mặt với Hải Quân Việt Nam thì hải quân Trung Quốc tổ chức có bài bản và mạnh hơn hẳn. Có thể thấy từ khi biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã phân công hẳn chiếc tàu sân bay Liêu Ninh sẽ làm công tác huấn luyện còn chiếc tàu sân bay Type 001 Sơn Đông sẽ làm công tác tác chiến. Kèm theo đó là 30 chiếc tàu hộ vệ Type 054A tải trọng 4500 tấn, 53 chiếc tày hộ vệ Type 056A tải trọng 1300 tấn, 13 chiếc khu trục hạm Type 052D tải trọng 7.200 tấn, 6 chiếc khu trục hạm Type 052C tải trọng 7.000 tấn, 1 tàu khu trục hạm mang tên lửa Type 055D, 3 chiếc tàu đổ bộ trực thăng Type 075 tải trọng 40.000 tấn, 2 tàu sân bay gồm tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay Sơn Đông, …

Tất nhiên với tiềm năng đất nước còn nhiều khó khăn, Việt Nam không thể theo đuổi chiến lược chạy đua vũ trang mà cần có sự chọn lọc lĩnh vực nào nên cần thiết hiện đại hóa nhanh chóng nhằm ít nhất cũng có khả năng chiếm được thế thượng phong và đảm bảo tối thiệu khả năng phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ. Nhiều nhà quân sự đánh giá, tàu ngầm không phải là phương tiện để khống chế và kiểm soát vùng biển khi xảy ra tranh chấp mà cần những tàu mặt nước. Chính những tàu mặt nước với số lượng vừa đủ có khả năng duy trì sự hiện diện, thực hiện kế hoạch tác chiến, bảo vệ lãnh thổ, … dù đối mặt với những nguy cơ từ tên lửa hành trình, không quân, tàu ngầm, … lớn hơn so với sử dụng tàu ngầm

Niềm hy vọng của Việt Nam còn lại dựa vào 2 lực lượng, đó là những chiếc Su-27 và Su-30MKV cùng lực lượng tên lửa phòng thủ Bastion K-300P. Lực lượng này sẽ đặc biệt hữu ích nếu Việt Nam phát triển mạnh hệ thống Tình báo, vệ tinh và trinh sát (hệ thống ISR ) cũng như chương trình phát triển các máy bay không người lái. Tuy nhiên, đáng tiếc là Việt Nam chưa có những hệ thống như thế. Các nước trong khu vực như Singapore có hệ thống vệ tinh TeLEOS-1, Philippines cũng có hệ thống vệ tinh Diwata-1, Indonesia tuy chưa có hệ thống vệ tinh nhưng cũng có chương trình máy bay không người lái OS-Wifanusa , … các hệ thống này vừa phục vụ chương trình dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai ,… nhưng cũng phục vụ nhu cầu quân sự, đặc biệt là giám sát những khu vực cần nhận dạng đối phương

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã dự trù thành lập trung tâm hỗ trợ ISR đặt tại TP. HCM nhưng đáng tiếc đến nay vẫn chưa triển khai. Điều này gây khó khăn rất lớn để giám sát và theo dõi vùng lãnh hải Việt Nam. Trung Quốc đã sớm phát triển hệ thống vệ tinh lẫn máy bay không người lái. Năm 2019, Trung Quốc đã phóng vệ tinh giám sát hàng hải HY-3 . Theo ông Lin Mingsen – phó giám đốc chương trình Ứng Dụng Vệ Tinh Hàng Hải Quốc Gia

“Đây là bước tiến lớn trong việc bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc cũng như việc giám sát và thực thi luật hàng hải”

Đó là chúng ta chưa kể đến chương trình phát triển UAV đặc biệt là chiếc Dực Lưng I – UAV Wing Loong I và Dực Long II, UAV Wing Loong II được đánh giá là những chiếc UAV tầm xa và thời gian hoạt động lâu đã được phát triển từ những năm 2015 và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới

CHIẾN THUẬT NÀO CHO HẢI QUÂN VIỆT NAM ?

Tình thế hiện tại của Việt Nam rất giống tình hình Nhật Bản khi đối chọi Mỹ trong thế chiến thứ 2 khi Mỹ nắm ưu thế về trên không lẫn trên biển. Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch SHO nổi tiếng đó là các lực lượng hải quân dựa vào lực lượng trên bờ, đặc biệt là các hòn đảo, … Vì thế chiến thuật của Hải Quân Việt Nam trên biển Đông nên : 

1./ Tăng cường các hòn đảo đang có

Chúng ta nên giữ vững các hòn đảo còn lại trên biển Đông, tăng cường binh sĩ, đặc biệt là những hệ thống tên lửa chống hạm và đưa những tàu nhỏ phóng tên lửa ra đây để làm vị trí tiền đồn . Điều này chúng ta hoàn toàn có thể làm được và chi phí lập các cảng, ụ tàu cho các con tàu nhỏ không lớn nhưng sẽ khiến Trung Quốc e dè nếu muốn tiến ra biển Đông

2./ Phát triển mảng vệ tinh trinh sát, UAV

Điều này cần sự hỗ trợ từ Nga, chúng ta có thể kết hợp và tận dụng mảng vệ tinh GLONASS mà Nga đang sở hữu

3./ Phát triển hạm đội tàu mặt nước

Chúng ta tái cơ cấu lực lượng tàu mặt nước thành 2 nhóm mỗi nhóm gồm 2 chiếc Gepard 3.9 cùng 3 tàu ngầm Kilo được hỗ trợ thêm bởi vài chiếc Tarantul . Một nhóm phụ trách tác chiến, một nhóm đóng ở lại căn cứ để tu bổ, bảo trì, huấn luyện, … Chúng ta không nên mua thêm tàu ngầm vì chi phí tàu ngầm lớn hơn chi phí tàu mặt nước chưa kể bảo trì, bảo dưỡng, làm ụ chứa, … cũng tốn kém hơn rất nhiều. Chưa kể là chúng ta cần nhất là duy trì sự hiện diện của Hải Quân Việt Nam ở những vùng trọng điểm trên biển Đông

4./ Tăng cường khả năng yểm trợ cho hải quân

Cần đẩy nhanh các lực lượng tên lửa chống hạm đặt trên bờ. Chúng ta nên đàm phán với Nga về tên lửa chống hạm phiên bản Kh-35U có tầm phóng 250km thay cho Kh-35 vì bản này chi có tầm phóng 130km hoặc hợp tác với Ấn Độ đối với phiên bản chống hạm Brahmos

5./ Tạm thời chỉnh sửa học thuyết thành cuộc chiến gần bờ

Chúng ta đang mất ưu thế về tầm xa, nên cần phát triển chiến thuật tác chiến gần bờ để tận dụng ưu thế cây dù trên không vì nếu tiến ra xa bờ thì với số lượng tàu nhiều, tên lửa tầm xa, … Trung Quốc hoàn toàn có thể áp đảo tàu chiến Việt Nam

6./ Tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế

Điều này là hoàn toàn cần thiết, nếu các quốc gia lân cận như Philippines, Nhật, Đài Loan, Mỹ, … cùng hỗ trợ để giám soát các hoạt động di chuyển của hải quân Trung Quốc cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp trên bàn đàm phán

Leave A Reply

Your email address will not be published.